Để triến khai Biên bản thoả thuận hợp tác phát triển giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Kon Tum ký ngày 01/7/2005, ngày 06/6/2006, tại Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum, hai bên đã cùng nhau bàn bạc, thống nhất
ký Bản ghi nhớ với những nội dung sau:
1. Hai bên khẳng định sự cần thiết phải tích cực triển khai thoả thuận đã ký kết, trước mắt tập trung thực hiện các nội dung hợp tác và dự án đầu tư gắn kết với Khu Kinh tế Nhơn Hội (tỉnh Bình Định), Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) và nhằm khai thác tuyến hành lang Đông - Tây trong đó có Quốc lộ 18B của Lào vừa được khánh thành.
2. Các doanh nghiệp của tỉnh Bình Định dự kiến triển khai một số chương trình, dự án tại tỉnh Kon Tum và thông qua tỉnh Kon Tum kết nối với các tỉnh Nam Lào và Ubon Ratchathani (Thái Lan) gồm:
2.1. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu gắn với phát triển vùng nguyên liệu: Mặt bằng cần thiết: 3 ha; vốn đầu tư: 1 triệu USD.
Chủ đầu tư: Tổng Công ty Sản xuất Đầu tư Dịch vụ Xuất nhập khẩu Bình Định (PISICO) đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh với doanh nghiệp Kon Tum.
Vốn đầu tư trồng rừng phục vụ nhà máy tuỳ thuộc khả năng bố trí đất đai của tỉnh Kon Tum.
2.2. Tổ chức kinh doanh vận tải hành khách và hàng hoá tuyến Bình Định - Nam Lào - Ubon Ratchathani (Thái Lan)
Chủ đầu tư: Xí nghiệp xe buýt Quy Nhơn và Công ty cổ phần Vận tải và Kinh doanh Tổng hợp Bình Định.
UBND tỉnh Kon Tum sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Bình Định khảo sát, hình thành và triến khai các dự án đầu tư tại tỉnh Kon Tum.
Riêng đối với việc tổ chức kinh doanh tuyến vận tải hành khách, hàng hoá giữa Bình Định, Nam Lào và Ubon thông qua Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, hai bên thống nhất phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh đối với phương tiện, hành khách, hành lý và hàng hoá theo hướng đơn giản hoá thủ tục và phục vụ cả ngày nghỉ, ngày lễ.
- Tổ chức hỗ trợ và dịch vụ sửa chữa phương tiện, cấp cứu nạn nhân trong trường hợp gặp sự cố hoặc tai nạn; tố chức dịch vụ bán bảo hiểm phương tiện của Lào ngay tại Cửa khẩu.
- Thường xuyên thông báo cho phía tỉnh Bình Định những quy định mới nhất của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về xuất nhập cảnh; tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; danh mục hàng hoá miễn thuế, chịu thuế hoặc cấm xuất nhập khẩu; biểu thuế suất và các quy định có liên quan đến phương tiện, người, hành lý và hàng hoá qua lại Cửa khẩu.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quá cảnh (transit) cho xe qua lại Cửa khấu với thời hạn tối thiếu là 1 năm.
3. Tỉnh Bình Định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Kon Tum xuất nhập khẩu hàng hoá thông qua cảng Quy Nhơn và vận chuyển hàng hoá giữa Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và các cảng biển tại Bình Định.
4. Hai bên tăng cường trao đối thông tin và kinh nghiệm quy hoạch phát triển, quản lý điều hành nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và xúc tiến, thu hút đầu tư.
Phối hợp kiến nghị Chính phủ Việt Nam làm việc với Chính phủ Lào thống nhất cho phép các doanh nghiệp chế biến gỗ Bình Định được nhập khẩu gỗ từ Lào để chế biến tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.
5. Các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp của hai tỉnh tiếp tục bàn bạc, cụ thể hoá các nội dung thoả thuận đã ký kết giữa UBND hai tỉnh.
Bản ghi nhớ này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản để thực hiện.