03/06/2009
Để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cần đột phá trong cải cách hành chính. TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) vừa diễn ra tại TP.HCM.
Để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cần đột phá trong cải cách hành chính. TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) vừa diễn ra tại TP.HCM.
Lượng vốn FDI vào Việt
Tôi cho rằng, vốn FDI giảm trong những tháng đầu năm 2009 chủ yếu do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Vì lượng vốn đầu tư giảm mạnh, nên các nhà đầu tư hạn chế mở rộng đầu tư sang các nước khác. Ngoài ra, trong bối cảnh khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nghĩ đến vấn đề cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có việc cơ cấu lại danh mục đầu tư. Có thể có những khoản mục đầu tư đã đăng ký tại Việt
Còn vấn đề hạ tầng tại Việt Nam thì sao, thưa ông?
Khó khăn về hạ tầng, lao động và cải cách hành chính luôn là 3 “nút cổ chai” trong môi trường đầu tư của Việt
Vậy thời gian tới, chúng ta nên tiếp tục cải cách mạnh lĩnh vực nào trước để tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư?
Đột phá đầu tiên, theo tôi, phải là cải cách hành chính. Cải cách hành chính không cần nhiều tiền, mà phải có quyết tâm nhất quán và cần sự đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành. Còn vấn đề hạ tầng và lao động, thì phải giải quyết trong trung hạn và có thể là dài hạn. Dù có thể khơi thông cảng biển, mở rộng một con đường... nhưng những việc như vậy chỉ mang tính chất nhỏ lẻ.
Hay đào tạo nguồn nhân lực cũng phải mất 5 - 6 năm hoặc cả một thế hệ mới có những thay đổi rõ nét, chứ khó có thể tiến hành trong một, hai năm. Đột phá cải cách hành chính sẽ tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Khi nguồn vốn đầu tư chảy vào nhiều hơn, nguồn vốn này sẽ tham gia đầu tư cả vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Đến Việt Nam nói chuyện về khủng hoảng kinh tế, Giáo sư Paul Krugman, chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2008 khuyến cáo rằng, Việt Nam cần cẩn trọng khi thấy luồng vốn FDI vào mạnh, vì diễn biến như vậy dễ tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng. Ông nghĩ thế nào về khuyến cáo trên?
Khi nói đến luồng vốn đầu tư nước ngoài, cần phân biệt 2 loại: luồng vốn đầu tư tài chính và luồng vốn đầu tư tạo năng lực sản xuất mới. Luồng vốn đầu tư tài chính vào và ra rất mạnh, nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, khi luồng vốn này vào nhiều thì chúng ta cần phải thận trọng, nếu không nó sẽ tạo ra những “bong bóng” cho thị trường tài chính và thị trường bất động sản trong nước.
Nguy cơ của một cuộc khủng hoảng (mất cân đối vĩ mô trong cán cân thanh toán, tỷ giá, hối đoái...) chắc chắn sẽ xảy ra khi “bong bóng” đó nổ. Theo tôi, điều cần lưu ý và phải kiểm soát chặt dòng chảy luồng vốn này. Còn luồng vốn FDI chảy vào sản xuất thì chưa phải là vấn đề đáng lo ngại.
Nguồn: Báo Đầu tư
» Khởi công xây dựng dự án Nhà ở xã hội Long Vân, thành phố Quy Nhơn (20/01/2025)
» Bình Định đón chào hai nhà đầu tư quốc tế lớn, hướng đến phát triển thành điểm đến du lịch siêu sang trọng (16/01/2025)
» Thị xã Hoài Nhơn: Thu hút dự án đầu tiên trong năm 2025 - Trang trại nuôi heo công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng (14/01/2025)
» Chuẩn bị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (14/01/2025)
» Đầu tư dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm nội, ngoại thất từ gỗ (13/01/2025)
» Bình Định chào đón dự án đầu tiên trong năm 2025 (09/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Tường Sơn tại thị xã Hoài Nhơn (03/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (30/12/2024)
» Bình Định: Đã có doanh nghiệp trúng đấu giá dự án Khu dân cư, dịch vụ và giáo dục phía Tây đường Tây Sơn (25/12/2024)
» Vĩnh Thạnh mời gọi đầu tư dự án Khu dịch vụ nghỉ dưỡng ngắn ngày (19/12/2024)