07/05/2009
Hàng loạt các cơ chế, chính sách cũng như những vấn đề vướng mắc cụ thể từ các địa phương đã được Chính phủ xử lý trực tiếp và kịp thời trong Hội nghị giao ban trực tuyến các Vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) diễn ra hôm nay, ngày 6/5.
Hàng loạt các cơ chế, chính sách cũng như những vấn đề vướng mắc cụ thể từ các địa phương đã được Chính phủ xử lý trực tiếp và kịp thời trong Hội nghị giao ban trực tuyến các Vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) diễn ra hôm nay, ngày 6/5.
Hội nghị dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo 24 tỉnh, thành thuộc các vùng KTTĐ cả nước. Hội nghị lần này có sự tham dự lần đầu tiên của Vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long, sau Lễ công bố Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Vùng KTTĐ ĐBSCL của Thủ tướng Chính phủ.
Phát huy được vai trò “đầu tầu”
Báo cáo tổng hợp từ Ban chỉ đạo Điều phối phát triển các vùng KTTĐ cho biết, trong thời gian qua các vùng KTTĐ tiếp tục giữ vững và phát huy được vai trò động lực, đầu tầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của các vùng KTTĐ cao gấp đôi so với mức tăng trưởng cả nước (12,5/6,23%), GDP theo đầu người đạt 28 triệu đồng, thu NS chiếm 87%, giá trị xuất khẩu chiếm 88% so với cả nước. Các khu kinh tế, khu công nghiệp của các vùng KTTĐ cũng chiếm tỷ trọng cao và hoạt động ngày càng hiệu quả. Tính đến cuối năm 2008, các vùng KTTĐ có 148 KCN, KCX với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 88%.
Đặc biệt, với hoạt động điều phối ngày càng chặt chẽ và hiệu quả từ trung ương, cũng như sự phối hợp theo quy chế trong vùng, liên vùng nên sự phát triển của các tỉnh, các vùng có tính liên kết cao hơn. Điển hình là kết quả các chương trình thu hút đầu tư, kết nối giao thông liên tỉnh, phân bố lao động, xây dựng xử lý chất thải, khai thác tiềm năng, thế mạnh trong dịch vụ, du lịch,…
Ý kiến từ các địa phương cũng phản ánh những kết quả tích cực từ công tác điều phối chung cũng như những thành tựu đạt được của từng tỉnh, thành trong quá trình phát triển Vùng KTTĐ. Theo báo cáo một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm, nhiều chỉ số kinh tế của địa phương 4 tháng qua đã có chuyển biến tích cực. Đặc biệt việc thực hiện tốt chủ trương kích cầu đầu tư và hỗ trợ vốn bù lãi suất cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn để phục hồi sản xuất. Như TP.HCM 4 tháng qua giải ngân hơn 24.400 tỷ đồng trong gói hỗ trợ lãi suất; thành phố Hà Nội 3 tháng đầu năm đã cho vay với tổng dư nợ hơn 276 tỷ đồng, Vĩnh Phúc tăng trưởng tín dụng cao hơn 30% cùng kỳ năm ngoái.v.v..
Tranh thủ cơ hội kích cầu, đẩy mạnh đầu tư
Với tư cách Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những chuyển biến tích cực trong kết quả hoạt động điều phối cũng như vai trò ngày càng quan trọng của các Vùng KTTĐ.
“Tuy nhiên, qua báo cáo cũng như ý kiến phản ánh từ các địa phương cho thấy chương trình điều phối phát triển các Vùng KTTĐ còn nhiều việc phải làm, nhất là khi nền kinh tế vẫn còn đứng trước nhiều thách thức, khó khăn, sự khởi sắc và đi vào ổn định mới bắt đầu. Năm 2009 là giai đoạn quyết định để nước ta ra khỏi quá trình suy thoái, và trong giai đoạn kích cầu này, vai trò động lực, nhất là trong đầu tư của các Vùng cần được đẩy mạnh hơn nữa”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Để tạo điều kiện cho các Vùng thực hiện chủ trương này, Phó Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo điều phối cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ chuyên ngành tập trung rà soát các quy hoạch phát triển hạ tầng, đường giao thông, thủy lợi, điện,… để tạo cơ sở thuận lợi cho các địa phương thu hút, triển khai các dự án một cách hiệu quả, tránh chồng chéo, phát huy được lợi thế so sánh mỗi vùng, mỗi địa phương.
Trong triển khai, các địa phương cần khuyến khích các chương trình xã hội hóa. Các Bộ chuyên ngành cũng sớm hoàn thiện xây dựng các cơ chế khuyến khích các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư trong lĩnh vực giao thông, xử lý chất thải,… để triển khai một cách thống nhất.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng lưu ý các Bộ, ngành, các Vùng KTTĐ thực hiện tổng kết, đánh giá công tác điều phối thời gian qua, trong đó nhấn mạnh điểm yếu về báo cáo, thông tin giữa các địa phương, quá trình cung cấp số liệu cho công tác điều phối trên trung ương, tính hình thức trong điều phối ở một số nơi,…
Đối với các kiến nghị, vướng mắc cụ thể ở các địa phương, tại cuộc họp, Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo Bộ, ngành đã trực tiếp xử lý, giải đáp, đồng thời chỉ đạo tổng hợp để sớm đưa ra những cơ chế giải quyết phù hợp./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
» Khởi công xây dựng dự án Nhà ở xã hội Long Vân, thành phố Quy Nhơn (20/01/2025)
» Bình Định đón chào hai nhà đầu tư quốc tế lớn, hướng đến phát triển thành điểm đến du lịch siêu sang trọng (16/01/2025)
» Thị xã Hoài Nhơn: Thu hút dự án đầu tiên trong năm 2025 - Trang trại nuôi heo công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng (14/01/2025)
» Chuẩn bị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (14/01/2025)
» Đầu tư dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm nội, ngoại thất từ gỗ (13/01/2025)
» Bình Định chào đón dự án đầu tiên trong năm 2025 (09/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Tường Sơn tại thị xã Hoài Nhơn (03/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (30/12/2024)
» Bình Định: Đã có doanh nghiệp trúng đấu giá dự án Khu dân cư, dịch vụ và giáo dục phía Tây đường Tây Sơn (25/12/2024)
» Vĩnh Thạnh mời gọi đầu tư dự án Khu dịch vụ nghỉ dưỡng ngắn ngày (19/12/2024)