01/12/2014
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh đã chia sẻ điềunày trong Chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” ngày 30/11 khi đề cập đến 2luật (Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họpthứ 8.
Bộ trưởngBùi Quang Vinh
Thưa Bộtrưởng, tuần qua Quốc hội đã thông qua 2 luật là Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vàLuật Đầu tư (sửa đổi). Tâm trạng của Bộ trưởng tại thời điểm này như thế nào?
Bộ trưởngBùi Quang Vinh: Trước hết là tôi rất vui vì đất nước đã có được 2 luật rất cănbản cho lĩnh vực đầu tư và doanh nghiệp. Đây là 2 luật mang tính cơ bản tạo điềukiện cải thiện môi trường đầu tư của đất nước.
Bộ trưởngcó thể cho biết thay đổi căn bản nhất trong lần sửa đổi 2 luật này?
Bộ trưởngBùi Quang Vinh: Lần sửa đổi này có thể nói là gần như đã “lột xác” nhằm khắc phụcnhững khiếm khuyết của hơn một chục năm qua chúng ta triển khai thực hiện LuậtĐầu tư và Luật Doanh nghiệp.
Nộidung cơ bản nhất được thay đổi trong Luật Đầu tư phương pháp tiếp cận. Phươngpháp tiếp cận trước đây là “chọn- cho”, có nghĩa là trong luật quy định nhữnglĩnh vực được phép đầu tư kinh doanh. Lần này, chúng ta thay bằng phương phápminh bạch hơn và rõ ràng hơn là “chọn - bỏ”.
“Chọn -bỏ” là phương pháp khó mà trên thế giới không phải nước nào cũng dám áp dụng.Nhưng ở nước ta, Quốc hội đã quyết định áp dụng phương pháp này. Đó là cái gì cấm,cái gì hạn chế thì ghi vào trong luật. Điều này cũng thể hiện đúng tinh thần Hiếnpháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp. Những gì luậtpháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.
Vấn đềthứ 2 là tất cả các doanh nghiệp Việt Nam không cần được cấp giấy chứng nhận đầutư. Họ được quyền tự do kinh doanh theo những lĩnh vực mà luật pháp đã quy định,cho phép.
Nếukinh doanh ở những lĩnh vực có điều kiện thì họ cần phải đáp ứng những điều kiệnđó. Các cơ quan quản lý Nhà nước sau đó sẽ kiểm tra. Nếu thấy chưa đúng thì yêucầu chỉnh sửa, nếu mức độ vi phạm là quá lớn thì có thể dừng.
Việcchuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” cũng là điểm rất thông thoáng, minh bạchvà giảm bớt chi phí cho người dân. Riêng các dự án đầu tư trực tiếp của nướcngoài vào Việt Nam (FDI) thì cần phải có việc cấp giấy chứng nhận đầu tư tronglần đầu tiên.
Thưa Bộtrưởng, các doanh nghiệp rất là đồng tình là bây giờ chỉ có 6 ngành nghề bị cấm.Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng còn băn khoăn khi số lượng ngành nghề kinhdoanh có điều kiện vẫn còn nhiều như vậy (267 ngành)?
Bộ trưởngBùi Quang Vinh: Số lượng lĩnh vực kinh doanh có điều kiện là nhiều hay ít khôngphải là vấn đề. Ở đây có một sự sai lệch về nhận thức.
Đối vớinhững đất nước càng phát triển thì càng có nhiều điều kiện trong các lĩnh vựckinh doanh. Điều đó để đảm bảo rằng, ngành nghề kinh doanh phải phục vụ lợi íchphát triển con người, như các vấn đề sức khỏe, an ninh và môi trường.
Cần phảihiểu những điều kiện kinh doanh này là những điều làm cho các ngành nghề kinhdoanh đó tốt lên, phục vụ tốt hơn cho con người.
Trong267 lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, Chính phủ sẽ quy định những loại ngànhnghề nào phải được cấp phép. Tuy vậy, việc cấp phép sẽ được hạn chế ở mức tốithiểu. Còn lại, sẽ có những ngành nghề nào mà người ta không cần xin phép ai cảhoặc các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ sẽ đi kiểm tra, giám sát.
Thí dụ,ở các nước có trình độ phát triển tương đồng như Việt Nam và ở chính Việt Nam,những ngành nghề như mở hàng ăn, hàng phở không có một quy định nào cả. Coi nhưngười dân tự do, thoải mái trong việc mở cửa hàng.
Nhưng ởnhững nước phát triển, điều kiện để mở cửa hàng ăn phục vụ công cộng thì ngườichủ và những người phục vụ phải không mắc bệnh truyền nhiễm. Hơn nữa, nguyên liệuđể chế biến phải không có hóa chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người.Cơ quan quản lý công bố điều kiện đó. Anh mở cửa hàng mà không thực hiện thì sẽbị thu hồi giấy phép.
Ta cầncố gắng để hạn chế việc xin cấp phép, nhưng cũng để có nhiều điều kiện kinhdoanh chặt chẽ hơn, tốt hơn nhằm phục vụ lợi ích của con người. Đó không phảilà rào cản, là gây khó khăn cho doanh nghiệp.
LuậtDoanh nghiệp mới cho phép doanh nghiệp chủ động về con dấu. Có thể hiểu làdoanh nghiệp không cần dùng tới con dấu nữa không, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởngBùi Quang Vinh: Trên thế giới, người ta bỏ con dấu gần hết rồi. Bây giờ ở cácnước điều quan trọng là chữ ký, bởi chữ ký của người có thẩm quyền mới là quyếtđịnh. Tuy nhiên, tại Việt Nam và một số ít nước bây giờ vẫn có quy định rất chặtchẽ về con dấu. Thậm chí, người ta không quan tâm tới chữ ký nhiều mà chỉ nhìncon dấu mà cho đó là tính pháp lý. Đây là điều cần phải thay đổi.
Ngoàira, thủ tục xin cấp con dấu, khắc dấu cũng tiêu tốn nhiều chi phí, thời gian củadoanh nghiệp và con dấu cũng gây ra nhiều phiền toái khác.
Chúngta mong muốn sửa đổi theo hướng là bỏ con dấu đó đi. Tuy nhiên, trong điều kiệnthực tế của Việt Nam thì ngay lập tức chưa thể bỏ được vì trình độ quản lý cònhạn chế và nhiều vấn đề liên quan khác.
Trongluật lần này, doanh nghiệp sẽ được quyết định nội dung cũng như là hình thứccon dấu. Họ được tự chủ trong việc quyết định và tự chịu trách nhiệm với con dấucủa mình. Hơn nữa, chúng ta vẫn tiếp tục thúc đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký sẽmang tính pháp lý, nhất là chữ ký điện tử. Như vậy, từng bước tiến tới có thểloại bỏ con dấu.
Thưa Bộtrưởng, có doanh nghiệp băn khoăn là nhỡ con dấu của đối tác sai hoặc không hợppháp thì sao?
Bộ trưởngBùi Quang Vinh: Khi ký kết hợp đồng với đối tác, doanh nghiệp phải tìm hiểu vềtính pháp lý của đối tác và những quy định về con dấu của họ đã đăng ký. Doanhnghiệp phải tìm hiểu về vấn đề này tại các cơ quan quản lý hay qua những công bốtrên mạng internet. Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải tìm hiểu, kiểm tra trướckhi ký kết.
Thưa Bộtrưởng, có doanh nghiệp lo ngại là việc thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục cóthể làm phát sinh các hệ lụy như doanh nghiệp bỏ trốn, thành lập doanh nghiệp"ma" để mua bán hóa đơn. Bộ truởng có lo ngại về vấn đề này haykhông?
Bộ trưởngBùi Quang Vinh: Xã hội nào, dù chặt chẽ đến đâu cũng luôn có những hành động lợidụng kẽ hở của pháp luật để kinh doanh trái phép, vi phạm luật pháp. Về việcnày, các cơ quan có trách nhiệm phải kiểm tra và xử lý vi phạm.
Trongnguyên tắc làm luật, điều gì gì có lợi ích nhất cho đại chúng thì chúng ta phảiáp dụng. Không thể lấy vi phạm của một vài cá nhân, một vài tập thể nhỏ để mà bắttất cả phải đi theo, phải bị quản lý chặt lại. Cho nên, chúng ta sẽ có biệnpháp, chế tài để kiểm soát và xử lý số ít vi phạm nhưng vẫn phải tạo ra sựthông thoáng vì lợi ích chung cho toàn xã hội.
Thưa Bộtrưởng, nhiều doanh nghiệp rất vui mừng khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư gỡbỏ nhiều cái rào cản về thủ tục cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn rất nhiều luậtchuyên ngành khác mà doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn, ví dụ như về vấn đề đấtđai thì có Luật Đất đai, về cấp phép xây dựng thì có Luật Xây dựng… Vậy vai tròcủa Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là như thế nào so với các luật chuyênngành khác?
Bộ trưởngBùi Quang Vinh: Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp là những luật mang tính cơ bản,quy định chung nhất cho lĩnh vực đầu tư, kinh doanh; quy định những nguyên tắcchung nhất cho thành lập và quản trị doanh nghiệp.
Nhữngluật này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thành lập, trừ một vài doanh nghiệptrong những lĩnh vực đặc thù, như lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán...
Như vậy,tuyệt đại đa số phải chấp hành theo Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phảituân theo khi thành lập cũng như quản trị hoạt động.
Nhưngđúng là 2 luật này không thể chế tài hết tất cả mọi lĩnh vực. Doanh nghiệp vẫncần phải chấp hành theo các luật chuyên ngành như về đất đai, về xây dựng… Tuynhiên, 2 luật này (là những luật cơ bản) đã đổi mới được thì tôi tin rằngQuốc hội và Chính phủ cũng sẽ xem xét sửa đổi những luật chuyên ngành nói trêncho phù hợp dưới sức ép của nhân dân, của doanh nghiệp.
Liệuchúng ta có thể kỳ vọng là sẽ có một làn sóng thành lập doanh nghiệp mới saukhi 2 luật này chính thức có hiệu lực không?
Bộ trưởngBùi Quang Vinh: Quốc hội, Chính phủ và những người soạn thảo mong muốn sửa đổi2 luật này thông thoáng và tiếp cận đến cái chung của thế giới đến mức độ như vậy.
Đểchúng ta tạo ra một động lực mới cho người dân và doanh nghiệp mà trong đó cũngcó kỳ vọng một làn sóng thành lập doanh nghiệp mới.
Bởi vìkhi đó việc thành lập doanh nghiệp sẽ tốn ít chi phí hơn, minh bạch, tiết kiệmthời gian hơn và người dân không bị bỏ lỡ thời cơ. Điều đó khuyến khích ngườidân thay vì đem tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng, mua vàng, mua USD cất trữ... sẽđem những đồng tiền đó đầu tư kinh doanh. Không những đem lại cho bản thân mìnhlợi nhuận cao hơn mà còn tạo ra hàng triệu triệu việc làm cho đất nước vàtạo ra các giá trị quan trọng khác cho đất nước.
Xin cảmơn Bộ trưởng!
NT (nguồn: Báo điện tử Chính phủ)
» Khởi công xây dựng dự án Nhà ở xã hội Long Vân, thành phố Quy Nhơn (20/01/2025)
» Bình Định đón chào hai nhà đầu tư quốc tế lớn, hướng đến phát triển thành điểm đến du lịch siêu sang trọng (16/01/2025)
» Thị xã Hoài Nhơn: Thu hút dự án đầu tiên trong năm 2025 - Trang trại nuôi heo công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng (14/01/2025)
» Chuẩn bị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (14/01/2025)
» Đầu tư dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm nội, ngoại thất từ gỗ (13/01/2025)
» Bình Định chào đón dự án đầu tiên trong năm 2025 (09/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Tường Sơn tại thị xã Hoài Nhơn (03/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (30/12/2024)
» Bình Định: Đã có doanh nghiệp trúng đấu giá dự án Khu dân cư, dịch vụ và giáo dục phía Tây đường Tây Sơn (25/12/2024)
» Vĩnh Thạnh mời gọi đầu tư dự án Khu dịch vụ nghỉ dưỡng ngắn ngày (19/12/2024)