31/10/2014
Thông qua Quốc lộ 19 kéo dài từ Nam Lào, qua Tây Nguyên đến cảng Quy Nhơn, Bình Định được đánh giá là cánh cửa giao thương quan trọng cho Tây Nguyên và các tỉnh biên giới thuộc Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV).
Cảng Quy Nhơn là điểm cuối quan trọng cho cánhcửa Tây Nguyên và Nam Lào
Triển vọng hợp tác quốc tế
Ngày 2/11, Tọa đàm Hợptác kinh tế các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ của Việt Nam với các tỉnh Trung,Nam Lào lần thứ hai sẽ chính thức khai mạc tại Bình Định.
Tọa đàm được đánh giá làbước đi quan trọng nhằm tăng cường quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa cáctỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên với các tỉnh biên giới thuộc Tam giác phát triểnCLV, trong đó có Nam Lào. Đây cũng là dịp để Bình Định giới thiệu lợi thế củatỉnh trong chuỗi liên kết phát triển, thông qua hệ thống hạ tầng kết nối giaothương quan trọng của địa phương.
Về việchợp tác phát triển kinh tế với Nam Lào cũng như các tỉnh biên giới thuộc Tamgiác phát triển CLV, ông Hồ Quốc Dũng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh BìnhĐịnh nhìn nhận, với tiềm lực kinh tế biển của Bình Định, Quảng Ngãi; với ưuđiểm nằm ở ngã ba biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, Kon Tum là nơihội tụ và giao thương của các tuyến đường Quốc lộ 40, 14, 24; với thế mạnh vềtrồng cây công - nông nghiệp và du lịch của các tỉnh Nam Lào, nếu biết đánhthức tiềm năng của chúng, Trục hợp tác Đông Tây hứa hẹn sẽ đóng vai trò quantrọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành viên và của cả khuvực trong tương lai không xa nữa.
“Nội dung hợp tác nêntập trung vào những lĩnh vực hết sức thiết thực, cụ thể mà các bên có thế mạnh,hỗ trợ cho nhau. Các tỉnh thành viên phải vận động nhiều doanh nghiệp lớn cùngtham gia hợp tác”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, nếuTrục hợp tác Đông Tây nối từ Bình Định, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum (Việt Nam)với Attapu, Sekong, Salavan, Champasak (Lào) và một số tỉnh của Thái Lan đượcChính phủ các nước công nhận thành lập, thì Bình Định sẽ ủng hộ và làm hết sứcmình để Trục hợp tác Đông Tây sớm được hình thành và phát huy tiềm lực của nótrong phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực.
Cửa ngõ quan trọng
Bình Định là tỉnh thuộcvùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có tổng diện tích tự nhiên 6.025 km2, phía Bắcgiáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai,phía Đông giáp Biển Đông, cách Thủ đô Hà Nội 1.065 km, cách TP.HCM 686 km, cáchCửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) 300 km, cách tỉnh Champasak (CHDCND Lào)600 km, cách Ubon Ratchathani (Vương quốc Thái Lan) 700 km.
Năm 2008, Thủ tướngChính phủ đã phê duyệt Quy hoạch Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, xác địnhmột trong những ưu tiên là xây dựng TP. Quy Nhơn - Bình Định thành trung tâmtăng trưởng kinh tế phía Nam của Vùng, là đầu mối giao thông đường bộ và cảngbiển phục vụ trực tiếp Tây Nguyên.
Không những vậy, BìnhĐịnh nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 4 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắtxuyên Việt, đường hàng hải và đường hàng không nội địa), là cửa ngõ ra biển gầnnhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan(qua Cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Trong tương lai gần, cảng biểnNhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thôngvận tải, tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong giao lưu khu vực và quốctế.
Đồng thời, tỉnh BìnhĐịnh có bờ biển dài 134 km, diện tích vùng lãnh hải khoảng 2.500 km2 và trên40.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế, cùng với nguồn lợi hải sản phong phú có giátrị kinh tế cao và các đặc sản quý hiếm như: cá thu, cá ngừ đại dương, tôm,mực, yến sào, tôm hùm, cua huỳnh đế..., được thị trường trong và ngoài nước ưachuộng.
Thủ tướng Chính phủ cũngđã phê duyệt Quy hoạch Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020,định hướng đến năm 2030. Theo đó, cảng Quy Nhơn (Bình Định) là cảng tổng hợpquốc gia phục vụ chủ yếu các khu công nghiệp và trung chuyển các sản phẩm dầu.
Hiện tại Quy Nhơn đã cóhai cảng biển hoạt động rất hiệu quả là cảng Quy Nhơn (7 triệu tấn/năm) và cảngThị Nại (1 triệu tấn/năm), đang được tiếp tục đầu tư nâng cấp để tăng côngsuất.
Trao đổi với phóng viênBáo Đầu tư, ông Hồ Quốc Dũng cho rằng, trong tầm nhìn mới từ sau khi Việt Namgia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vai trò của Biển Đông trong pháttriển kinh tế của Việt Nam và khu vực đã được khẳng định là chiếc cầu nối cựckỳ quan trọng.
“Việt Nam nằm án ngữtrên các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái BìnhDương, giữa châu Âu, Trung cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trongkhu vực Biển Đông. Trong đó, cảng biển Bình Định là cầu nối không thể thiếu củacả khu vực rộng lớn”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, trongthời gian không xa nữa, cảng biển của Bình Định đóng vai trò hết sức quan trọngnhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Kinh tế trọng điểmmiền Trung và khu vực Tây Nguyên, là đầu mối quan trọng trên trục hợp tác Đông- Tây, cửa ngõ ra Biển Đông của Tiểu vùng sông Mê Kông.
Đi trước một bước
Liên quan đến tình hìnhthu hút đầu tư, bà Huỳnh Thị Thanh Thủy, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tưtỉnh Bình Định cho biết, nhờ công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và quy hoạch đitrước một bước, nên hoạt động kêu gọi đầu tư phát triển du lịch biển trên địabàn tỉnh trong những năm gần đây trở nên sôi động hơn, thu hút nhiều nhà đầu tưtrong nước và quốc tế.
Theo bà Thủy, hàng loạtkhu du lịch, khách sạn cao cấp ven biển đã và đang mọc lên và dần khẳng địnhthương hiệu như: Avani Quy Nhơn Resort & Spa (Bãi Dài), resort Hoàng Gia -Quy Nhơn, khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn, khách sạn Hải Âu, Hoàng Yến…, cùngnhiều khu du lịch nghỉ biển cao cấp đang triển khai xây dựng như: Khu du lịchVĩnh Hội, Khu du lịch Vinpearl Quy Nhơn...
“Khi các dự án đầu tưphát triển du lịch nói trên được đưa vào khai thác, chắc chắn sẽ đưa du lịchBình Định lên một tầm cao mới, trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉdưỡng biển hấp dẫn của cả nước, góp phần đưa ngành du lịch trở thành một trongnhững ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định”, bà Thủy nhận định.
Bên cạnh đó, Bình Địnhcũng đang đẩy mạnh xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội.Theo ông Man Ngọc Lý, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Bình Định, Khu kinh tế NhơnHội có diện tích đất tự nhiên khoảng 12.000 ha, được quy hoạch phát triển thànhkhu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực.
Trong đó, Khu phi thuếquan có diện tích 530 ha, được chia ra nhiều phân khu chức năng, gồm Khu cảngvà hậu cần cảng; Khu trung tâm điều hành, giao dịch và hành chính; Khu sản xuấtcho các xí nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu; Khu kho tàng để lưu giữ hàng hoávà trung chuyển.
Khu thuế quan bao gồmKhu công nghiệp 1.324 ha, Khu phong điện 283 ha, Khu đô thị mới 650 ha, Khucảng tổng hợp 120 ha, Khu hậu cần cảng 51 ha, luồng vào cảng đáp ứng cho tàu cótải trọng đến 30.000 tấn và sẽ nâng cấp lên 50.000 tấn.
Ông Lý có biết, hiệnnay, tại Khu kinh tế Nhơn Hội, Dự án Tổ hợp lọc, hóa dầu với tổng vốn đầu tư 22tỷ USD, công suất 400.000 thùng dầu/ngày đang được xúc tiến các bước cần thiếtđể triển khai. Mới đây, dự án này đã được Hội đồng Thẩm định do Bộ Công thươngchủ trì bỏ phiếu thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi.
“Đây là cơ sở quan trọngđể các bộ, ngành chức năng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việcbổ sung dự án này vào Quy hoạch Phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn đếnnăm 2015 và hướng đến năm 2025”, ông Lý nhìn nhận.
Về quan hệ hợp tác giữatỉnh Bình Định và Lào trong thời gian qua, ông Nguyễn Bay, Giám đốc Trung tâmXúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, những năm qua, tỉnh Bình Định và cáctỉnh Nam Lào đã trao đổi các đoàn cấp cao bàn bạc và ký kết các văn bản thoảthuận, ghi nhớ hợp tác trong các chương trình hợp tác nông nghiệp, công thương,y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thể thao và du lịch… và nhiều dự án đầu tưkhác.
Theo ông Bay, Bình Địnhvà các tỉnh Nam Lào đã tổ chức nhiều lượt đoàn cán bộ cấp cao sang thăm và làmviệc, trao đổi kinh nghiệm với nhau, qua đó đã nâng tình hữu nghị và hợp tác,đầu tư giữa Bình Định với các tỉnh Nam Lào lên tầm cao mới.
“Nhìn chung, các nộidung hợp tác đã thực hiện đều thiết thực, vừa đáp ứng được nhu cầu của các tỉnhNam Lào, vừa phù hợp với khả năng của tỉnh Bình Định. Các dự án đầu tư tại Côngty Dược phẩm CBF (Champasak) và trồng cao su và cây công nghiệp tại các tỉnhNam Lào được các doanh nghiệp Bình Định triển khai thực hiện bước đầu có kếtquả khả quan, củng cố quyết tâm và lòng tin cho nhà đầu tư khác”, ông Bay nói.
NT (nguồn: baodautu.vn)
» Khởi công xây dựng dự án Nhà ở xã hội Long Vân, thành phố Quy Nhơn (20/01/2025)
» Bình Định đón chào hai nhà đầu tư quốc tế lớn, hướng đến phát triển thành điểm đến du lịch siêu sang trọng (16/01/2025)
» Thị xã Hoài Nhơn: Thu hút dự án đầu tiên trong năm 2025 - Trang trại nuôi heo công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng (14/01/2025)
» Chuẩn bị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (14/01/2025)
» Đầu tư dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm nội, ngoại thất từ gỗ (13/01/2025)
» Bình Định chào đón dự án đầu tiên trong năm 2025 (09/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Tường Sơn tại thị xã Hoài Nhơn (03/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (30/12/2024)
» Bình Định: Đã có doanh nghiệp trúng đấu giá dự án Khu dân cư, dịch vụ và giáo dục phía Tây đường Tây Sơn (25/12/2024)
» Vĩnh Thạnh mời gọi đầu tư dự án Khu dịch vụ nghỉ dưỡng ngắn ngày (19/12/2024)