29/01/2008
Nhấn mạnh vào việc 20 năm đổi mới và thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) mà Việt Nam chưa có được một con đường cao tốc hoàn hảo, GS. TS Nguyễn Mại (ảnh, GS.TS Nguyễn Mại từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về hợp tác đầu tư; Thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Phan Văn Khải) khẳng định: "nếu không cải tạo triệt để cơ sở hạ tầng thì FDI cam kết sẽ chỉ tăng trên giấy chứ không thể biến thành hiện thực".
Nhấn mạnh vào việc 20 năm đổi mới và thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) mà Việt Nam chưa có được một con đường cao tốc hoàn hảo, GS. TS Nguyễn Mại (ảnh, GS.TS Nguyễn Mại từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về hợp tác đầu tư; Thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Phan Văn Khải) khẳng định: "nếu không cải tạo triệt để cơ sở hạ tầng thì FDI cam kết sẽ chỉ tăng trên giấy chứ không thể biến thành hiện thực".
Xem lại "cuộc chiến chào mời khuyến khích đầu tư"
GS. TS Nguyễn Mại nói: Hai mươi năm là thời gian đủ đài để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động FDI trong thời kỳ mới. Có 5 bài học đối với đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Thứ nhất, bài học về thời cơ. Từ năm 1991 - 1997, FDI vào nước ta đã gia tăng mạnh mẽ. Nhưng sau đó, từ 1998 - 2004, FDI giảm sút nghiêm trọng. Cần lưu ý, tháng 7/1995 đầy ắp các sự kiện đối ngoại quan trọng. Tháng 7/1997, cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực lan khắp Châu Á. Việt Nam nằm ngoài vòng xoáy đó và hoàn toàn có thể được hưởng lợi do các nước láng giếng gặp khó khăn, chúng ta có thể chủ động lôi kéo các nhà đầu tư muốn di dời nhà máy tại các nước đang khủng hoảng sang nước ta. Nhưng điều đó đã không thể trở thành hiện thực mà ngược lại, chúng ta còn chịu tác động của khủng hoảng.
Thứ hai, bài học về lợi ích. Thứ ba, bài học về lợi thế so sánh. Thập niên 90, lao động dồi dào, lương thấp là lợi thế so sánh. Nhưng hiện nay, nên chú trọng phát triển công nghệ cao. Thứ tư, bài học về chính sách FDI. Thứ năm, bài học về quản lý Nhà nước.
Ông có thể đưa ra một khuyến cáo nào về chính sách thu hút FDI cho Việt Nam?
- Nếu trước đây, chúng ta coi trọng cả số lượng lẫn chất lượng thì nay, chúng ta chú trọng vào công nghệ cao, vào chính sách nâng cấp FDI.
Từ khi Chính phủ phân cấp cho Chính quyền tỉnh, thành phố quyền hạn lớn hơn đối với FDI, đã xảy ra hiện tượng mà các nhà kinh tế thế giới gọi là "Cuộc chiến chào mời khuyến khích đầu tư", tác động tiêu cực đến phúc lợi xã hội của địa phương tiếp nhận FDI do những ưu đãi không cần thiết chỉ vì để cạnh tranh với địa phương lân cận.
Chính sách nâng cấp FDI là trong khi vẫn chú trọng khuyến khích các nhà đầu tư vừa và nhỏ, cần khai thác thế mạnh của các Tập đoàn Kinh tế nằm trong 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Từ việc chỉ chú trọng địa bàn khu vực Châu Á, nay, chúng ta nên hướng tới cả khu vực OECD, đặc biệt là Mỹ. Tôi hy vọng sắp tới Mỹ sẽ đầu tư nhiều hơn nữa.
Mục tiêu hấp thụ vốn từ 20% lên 50%
Ngoài nâng cấp chính sách FDI, ông còn đề xuất thêm điều gì để khắc phục 5 tồn tại nêu trên?
- Thủ tục hành chính, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực. Đây là ba yếu tố cơ bản. Chúng ta phải đảm bảo làm sao để mỗi năm hấp thụ được khoảng 50% vốn đầu tư.
Ba trụ cột để giải quyết hạn chế như ông vừa nói đã được nhắc đến nhiều song thực tế vẫn chưa chuyển biến bao nhiêu?
- Tôi có nhắc đến hình ảnh máy bay và tổ lái Chính phủ. Tôi cho rằng hiện chúng ta đang có một Chính phủ rất năng động.
Thưa ông, hiện có ý kiến cho là chúng ta "tiền nhiều mà tiêu khó", năng lực hấp thụ vốn chưa tốt. Tiến trình cổ phần hóa chậm trễ đã có tác động thế nào đến điều này?
- Hai câu chuyện khác nhau. Đầu tư trên thị trường chứng khoán là đầu tư gián tiếp. Đầu tư nước ngoài là đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp có ưu điểm hơn ở chỗ khi người ta bỏ vốn vào thì khó rút ra. Do đó, tất cả các nước đều coi hai động lực quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế là đầu tư nước ngoài và phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Đầu tư gián tiếp cũng rất cần nhưng có nhiều rủi ro lớn và rủi ro xảy ra bất kỳ lúc nào. Vậy nên cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á là bài học đau đớn cho Việt Nam. Chúng ta vẫn đầu tư vào thị trường chứng khoán nhưng cũng nên cảnh giác.
Nguyên Bộ trưởng Thương Mại Trương Đình Tuyển cách đây không lâu cho rằng nhiều nhà đầu tư đã ngạc nhiên khi đến Việt Nam vì họ thấy chúng ta làm tốt khâu gia công nhưng lại không đặt ra mục tiêu vươn lên những nấc thang của các chuỗi giá trị gia tăng. Công nghiệp phụ trợ còn yếu. Ông đánh giá gì về nhận định này?
- Về phát triển công nghiệp phụ trợ, trong may mặc, người ta đã có một giải pháp rất cụ thể. Ban đầu, tất cả đều phải nhập khẩu hết, nhưng đến nay đã xây dựng được nhà máy sợi. Rồi nhà máy dệt ra đời.v.v.... Tất cả các hiệp hội ngành nghề đều đã quan tâm đến doanh nghiệp phụ trợ. Hơn nữa, tất cả các nhà đầu tư lớn khi vào VN cũng đều kéo doanh nghiệp phụ trợ vào.
Năm 2008, Việt Nam tiếp tục đứng trước thời cơ mới thu hút ĐTNN. Nhưng như ông nói, chúng ta đã từng bỏ lỡ cơ hội vào những năm 1991 - 1997. Vậy làm thế nào để không bị lỡ tàu một lần nữa?
- Năm 2006, bắt đầu làn sóng đầu tư mới. Năm 2007, làn sóng này bắt đầu dâng cao và năm 2008, 2009... làn sóng càng mạnh mẽ. Khoảng 30 tỷ đô la đang chờ cấp giấy phép với những dự án 5, 6 tỷ đô la.
Thời cơ, không ai đoán được sẽ kéo dài bao lâu. Hơn nữa, thời cơ bao giờ cũng chỉ là một giai đoạn rất ngắn. Còn thách thức lại lâu dài. Nếu chớp thời cơ thì sẽ đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư.
Thời cơ sẽ qua đi nếu không biết tận dụng chúng. Thách thức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không có giải pháp đúng để vượt qua.
Nguồn: VietnamNet
» Khởi công xây dựng dự án Nhà ở xã hội Long Vân, thành phố Quy Nhơn (20/01/2025)
» Bình Định đón chào hai nhà đầu tư quốc tế lớn, hướng đến phát triển thành điểm đến du lịch siêu sang trọng (16/01/2025)
» Thị xã Hoài Nhơn: Thu hút dự án đầu tiên trong năm 2025 - Trang trại nuôi heo công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng (14/01/2025)
» Chuẩn bị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (14/01/2025)
» Đầu tư dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm nội, ngoại thất từ gỗ (13/01/2025)
» Bình Định chào đón dự án đầu tiên trong năm 2025 (09/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Tường Sơn tại thị xã Hoài Nhơn (03/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (30/12/2024)
» Bình Định: Đã có doanh nghiệp trúng đấu giá dự án Khu dân cư, dịch vụ và giáo dục phía Tây đường Tây Sơn (25/12/2024)
» Vĩnh Thạnh mời gọi đầu tư dự án Khu dịch vụ nghỉ dưỡng ngắn ngày (19/12/2024)