02/04/2008
Nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào khu vực miền Trung, mới đây, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Miền Trung - Vận hội mới cho đầu tư và phát triển”. Tham dự Hội thảo, có hơn 400 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, các địa phương khu vực miền Trung, Tây Nguyên, các tổ chức kinh tế, cơ quan nghiên cứu và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào khu vực miền Trung, mới đây, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Miền Trung - Vận hội mới cho đầu tư và phát triển”. Tham dự Hội thảo, có hơn 400 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, các địa phương khu vực miền Trung, Tây Nguyên, các tổ chức kinh tế, cơ quan nghiên cứu và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Văn Thiện dẫn đầu đoàn đại biểu của tỉnh tham dự hội thảo này và có bài phát biểu giới thiệu về cơ hội đầu tư vào Bình Định mà đặc biệt là các lợi thế khi đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội.
Quang cảnh buổi hội thảo
Hội thảo là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố miền Trung, các diễn giả có uy tín và các nhà đầu tư giới thiệu và trao đổi trực tiếp về tiềm năng, thế mạnh của miền Trung, về cơ chế, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực: phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông đường bộ, cảng biển, sân bay…), thu hút đầu tư vào ngành dịch vụ, trong đó đặc biệt quan tâm đến dịch vụ du lịch, chất lượng nguồn nhân lực (giáo dục - đào tạo) và dịch vụ y tế chất lượng cao, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu kinh tế trên địa bàn miền Trung trong đó có Khu Kinh tế Nhơn Hội. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Bình Định ghi nhận một số ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo này:
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt: Miền Trung cần phải biết tận dụng thời cơ mới để phát triển. Trước mắt cần phải đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên phát triển du lịch. Đồng thời từng bước phát triển dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục...
- Tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng Trần Thế Tuyển: khu vực miền Trung không những có nhiều tiềm năng mà còn có thế mạnh riêng so với cả nước và một số nước trong khu vực. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế việc phát triển kinh tế của khu vực này hiện nay chủ yếu là do thời tiết khắc nghiệt, hậu quả chiến tranh còn nặng nề; công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, chưa phát huy tối đa lợi thế của từng địa phương, tạo ra liên kết vùng; thiếu một hệ thống chính sách đồng bộ, đủ mạnh để phát huy nội lực, vừa thu hút nguồn lực bên ngoài vào đầu tư phát triển; kết cấu hạ tầng còn hạn chế, một số dự án lớn có tính đột phá thực hiện chậm.
- Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng: Hiện nay hệ thống quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn miền Trung là tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế cần giải quyết như: sự trùng lắp trong phát triển sản phẩm du lịch, nhất là du lịch biển; chưa kiểm soát được tác động của du lịch đến tài nguyên môi trường; nhiều dự án đầu tư hạ tầng du lịch chưa phát huy hết hiệu quả.
- Giám đốc ĐH Đà Nẵng GS.TSKH Bùi Văn Ga: Nguồn nhân lực chất lượng cao và giá rẻ là yếu tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy vấn đề đào tạo nguồn nhân lực luôn được ưu tiên trong kế hoạch phát triển của đất nước của mọi quốc gia trên thế giới trong thời kỳ hội nhập. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và thị trường lao động cũng phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ. Nếu chúng ta không kịp thời chuyển hướng đào tạo đội ngũ nhân lực phù hợp với yêu cầu mới thì người lao động của chúng ta sẽ thất bại ngay trên sân nhà, dĩ nhiên là có lao động của khu vực miền Trung.
- Nghiên cứu viên cao cấp TS Trương Đình Hiển: Hệ thống cảng biển miền Trung đóng vai trò nòng cốt trong việc hình thành Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng như sự hình thành các khu kinh tế của khu vực này. Nó đã tạo nên động lực thu hút đầu tư to lớn, đặc biệt là các dự án đầu tư công nghiệp nặng làm chỗ dựa vững chắc cho công cuộc CNH - HĐH của khu vực và đất nước.
Cũng như nhiều hội thảo, diễn đàn khác được tổ chức trong thời gian qua nhằm tìm ra hướng phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền Trung, lần này vẫn còn một số ý kiến trái ngược nhau phải cần đến sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt hơn từ phía các cơ quan Trung ương, nhất là Chính phủ.
» Khởi công xây dựng dự án Nhà ở xã hội Long Vân, thành phố Quy Nhơn (20/01/2025)
» Bình Định đón chào hai nhà đầu tư quốc tế lớn, hướng đến phát triển thành điểm đến du lịch siêu sang trọng (16/01/2025)
» Thị xã Hoài Nhơn: Thu hút dự án đầu tiên trong năm 2025 - Trang trại nuôi heo công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng (14/01/2025)
» Chuẩn bị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (14/01/2025)
» Đầu tư dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm nội, ngoại thất từ gỗ (13/01/2025)
» Bình Định chào đón dự án đầu tiên trong năm 2025 (09/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Tường Sơn tại thị xã Hoài Nhơn (03/01/2025)
» Mời gọi đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió (30/12/2024)
» Bình Định: Đã có doanh nghiệp trúng đấu giá dự án Khu dân cư, dịch vụ và giáo dục phía Tây đường Tây Sơn (25/12/2024)
» Vĩnh Thạnh mời gọi đầu tư dự án Khu dịch vụ nghỉ dưỡng ngắn ngày (19/12/2024)