16/07/2010
17 tham luận trình bày tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư kinh tế biển Việt Nam 2010 (tổ chức cuối tuần qua tại TP. Hải Phòng) đều nhấn mạnh tiềm năng kinh tế biển của Việt Nam.
Theo đánh giá của ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), khai thác biển, đảo đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng, nhưng việc sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững, trình độ khai thác biển của nước ta vẫn ở tình trạng lạc hậu.
17 tham luận trình bày tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư kinh tế biển Việt Nam 2010 (tổ chức cuối tuần qua tại TP. Hải Phòng) đều nhấn mạnh tiềm năng kinh tế biển của Việt Nam.
Theo đánh giá của ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), khai thác biển, đảo đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng, nhưng việc sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững, trình độ khai thác biển của nước ta vẫn ở tình trạng lạc hậu.
Đề cập vấn đề phát triển bền vững kinh tế biển Việt
Ông Hoàng Duy Đông, Phó cục trưởng Cục quản lý kinh tế biển và hải đảo cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách đặc thù tạo ra những lợi thế ưu đãi để khuyến khích nhà đầu tư tham gia sâu vào lĩnh vực xây dựng, khai thác, sử dụng và phát triển kinh tế biển, đảo.
Với hơn 3.000 km bờ biển, Việt
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội) lại đặt ra vấn đề về cơ chế thống nhất. “Việt
Theo ông Phong, có hai vấn đề cấp bách đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt
“Để phát triển mạnh và bền vững kinh tế biển, trước hết, Trung ương phải đảm bảo được vấn đề an ninh trên biển (bao gồm lãnh hải, chủ quyền quốc gia, an ninh môi trường…). Nếu không có quy hoạch tổng thể và thống nhất từ trên xuống, phát triển kinh tế biển sẽ không thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Ngoài ra, cần phải chú ý đảm bảo cơ sở hạ tầng liên vùng và kiểm soát các vấn đề liên quan đến môi trường”, ông Phong nói
Khẳng định tầm quan trọng của kinh tế biển, GS.TS Luc Hens (Head of Human Ecology Department - Vương quốc Bỉ) cho rằng, để quy hoạch phát triển bền vững cũng như giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, phải xem xét, tập trung đầu tư hơn cho việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác ngoài than, khí đốt đang cạn kiệt như năng lượng mặt trời, gió.
“Phát triển kinh tế biển phải luôn gắn kết với đảm bảo an ninh môi trường, đề ra những chính sách để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường và sức khoẻ của con người”, ông Luc Hens khẳng định.
Phát biểu tại Hội nghị, GS. TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh, trong quá trình thực thi chiến lược biển, phải hết sức coi trọng yếu tố hội nhập. Ông cũng lưu ý rằng, thành công của các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội sau hơn 20 năm đổi mới là hết sức quan trọng, nhưng không thể đảm bảo cho sự thành công của tương lai. Điều đó đòi hỏi phải lường trước các yếu tố tác động đến tiến trình phát triển để có thể khai thác tối đa các lợi thế của kinh tế biển trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.
Nguồn: Báo Đầu tư
» Chính phủ ban hành Nghị định mới về phát triển và quản lý chợ (14/06/2024)
» Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản (27/11/2023)
» Tỉnh Bình Định công bố đường dây nóng hỗ trợ giải đáp vướng mắc cho các doanh nghiệp (12/06/2023)
» Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập (17/10/2022)
» Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định (22/09/2022)
» Thực hiện việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý III/2022 trên địa bàn tỉnh (22/09/2022)
» Chỉ thị phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (23/02/2022)
» UBND tỉnh ban hành quy định về việc thực hiện công khai, minh bạch các quy định, cơ chế, chính sách của tỉnh (11/01/2022)