13/01/2009
Mới đây, Bộ Tài chính đã thông báo cơ chế thực hiện Hiệp định vay khung với các ngân hàng HAPOALIM B.M và LEUMI-ISRAEL của Israel với tổng trị giá tín dụng 150 triệu USD để triển khai Nghị định thư về hợp tác tài chính giữa hai Chính phủ Việt Nam và Israel ký ngày 25/10/2007.
Mới đây, Bộ Tài chính đã thông báo cơ chế thực hiện Hiệp định vay khung với các ngân hàng HAPOALIM B.M và LEUMI-ISRAEL của Israel với tổng trị giá tín dụng 150 triệu USD để triển khai Nghị định thư về hợp tác tài chính giữa hai Chính phủ Việt Nam và Israel ký ngày 25/10/2007.
1. Đối tượng sử dụng và điều kiện vay
1.1 Đối tượng sử dụng
Mục đích của khoản tín dụng nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt
Việc tài trợ cho các dự án, hợp đồng thương mại sẽ được triển khai thông qua các Hiệp định vay cụ thể ký giữa Bộ Tài chính và các ngân hàng Israen.
Mức cho vay tối đa đối với mỗi dự án, hợp đồng thương mại là 85% trị giá hợp đồng thương mại.
1.2 Các điều kiện vay chính theo Hiệp định
- Đồng tiền vay là đồng Đôla Mỹ (USD).
- Tổng giá trị của Hạn mức tín dụng là 150 triệu USD.
- Các khung điều kiện cho các khoản tài trợ dài hạn như sau:
+ Khung điều kiện A: với các dự án có giá trị dưới 25 triệu USD
Thời hạn vay: 8 năm cộng thêm thời hạn xây dựng;
Thời hạn trả nợ: Trả đều trong 16 bán niên tính từ thời điểm sau 6 tháng kể từ ngày xuất vốn cuối cùng của mỗi Hiệp định vay cụ thể;
Lãi suất: LIBOR 6 tháng + 0,25%
Kỳ trả lãi: 6 tháng 1 lần từ ngày Hiệp định vay cụ thể có hiệu lực.
+ Khung điều kiện B: với các dự án có giá trị trên 25 triệu USD
Thời hạn vay: 10 năm cộng thêm thời hạn xây dựng;
Thời hạn trả nợ: Trả đều trong 20 bán niên bắt đầu trả sau 6 tháng kể từ ngày rút vốn cuối cùng của mỗi Hiệp định vay cụ thể.
Lãi suất: LIBOR 6 tháng + 0,35%
Kỳ trả lãi: 6 tháng 1 lần từ ngày Hiệp định vay cụ thể có hiệu lực
Lãi phạt chậm trả trong cả hai Khung điều kiện A và B đều là LIBOR 6 tháng + 1,5%/năm.
1.3 Điều kiện vay lại
Điều kiện cho vay lại đối với các doanh nghiệp, chủ dự án dựa trên cơ sở điều kiện theo Hiệp định vay khung, Hiệp định vay cụ thể cộng phí cho vay lạị, các loại phí ngoài nước và phí ngân hàng phát sinh trên thực tế và theo thống kê.
Phí cho vay lại (do Bộ Tài chính thu) áp dụng theo các mức từ 0,25%/năm đến 1,5%/năm tính trên dư nợ, tuỳ theo khả năng trả nợ của dự án vay được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thẩm định và được Bộ Tài chính thông qua trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Cơ chế thực hiện
2.1 Ngân hàng phục vụ
Bộ Tài chính uỷ quyền cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ dự án của các doanh nghiệp, chủ dự án có nhu cầu vay vốn từ nguồn vốn Israen và báo cáo Bộ Tài chính.
- Cho vay lại đối với các dự án được duyệt và được hưởng phí dịch vụ cho vay lại theo quy định tại Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ.
- Tiếp nhận bộ chứng từ xuất khẩu do Ngân hàng cho vay gửi, thông báo cho Bộ Tài chính và thực hiện các giao dịch thanh toán với ngân hàng cho vay trong quá trình giải ngân.
2.2 Thời hạn đăng ký và thủ tục phê duyệt dự án
Hiện nay, các Hiệp định vay khung đã có hiệu lực thực hiện , vì vậy các doanh nghiệp, chủ dự án có nhu cầu vay vốn từ nguồn vốn vay Israen có thể gửi công văn đề nghị vay vốn và hồ sơ dự án trực tiếp cho Ngân hàng phục vụ. Trong hồ sơ dự án cần nêu rõ loại thiết bị sẽ mua và ít nhất tên một đối tác Israen dự kiến để đảm bảo khả năng có nhà cung cấp, nhà xuất khẩu thiết bị.
Ngân hàng phục vụ sẽ thẩm định và báo cáo Bộ Tài chính các dự án đủ tiêu chuẩn, có hiệu quả và có khả năng trả nợ để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp các dự án không được lựa chọn, Ngân hàng phục vụ sẽ nêu rõ lý do không chấp thuận.
Sau khi nhận được phê duyệt của Chính phủ Israen, Bộ Tài chính sẽ thông báo lại cho Chủ dự án và Ngân hàng phục vụ biết và triển khai các thủ tục tiếp theo.
2.3 Triển khai vay vốn
Sau khi Hợp đồng thương mại được ký kết, Chủ dự sn có trách nhiệm gửi một bản sao cho Bộ Tài chính để triển khai việc ký kết Hợp đồng vay cụ thể để tài trợ cho Hợp đồng thương mại của dự án.
Sau khi Hợp đồng vay cụ thể được ký kết, Bộ Tài chính sẽ thông báo cho Ngân hàng phục vụ và Chủ dự án để ký kết Hợp đồng cho vay lại theo các điều kiện đã được duyệt và phối hợp triển khai việc rút vốn cho Dự án.
Khi nhận được thông báo rút vốn từ các ngân hàng Israen, Bộ Tài chính thông qua Ngân hàng phục vụ sẽ ghi nợ cho Chủ dự án.
Trên đây là một số nội dung cơ bản về cơ chế thực hiện Hiệp định vay khung Israen ký giữa Bộ Tài chính và các ngân hàng Israen để thực hiện Nghị định thư hợp tác tài chính Việt Nam – Israen. Đề nghị Quý cơ quan thông báo cho các đơn vị có liên quan thuộc phạm vi quan lý để biết và tham khảo.
Mọi chi tiết liên quan đến điều kiện vay và các thủ tục triển khai, đề nghị liên hệ với Ngân hàng phục vụ là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Sở Giao dịch 3) hoặc Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) để được hướng dẫn cụ thể.
» Chính phủ ban hành Nghị định mới về phát triển và quản lý chợ (14/06/2024)
» Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản (27/11/2023)
» Tỉnh Bình Định công bố đường dây nóng hỗ trợ giải đáp vướng mắc cho các doanh nghiệp (12/06/2023)
» Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập (17/10/2022)
» Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định (22/09/2022)
» Thực hiện việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý III/2022 trên địa bàn tỉnh (22/09/2022)
» Chỉ thị phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (23/02/2022)
» UBND tỉnh ban hành quy định về việc thực hiện công khai, minh bạch các quy định, cơ chế, chính sách của tỉnh (11/01/2022)