08/08/2016
Với 93,52% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020). Và căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động như sau:
Theo đó, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hộigiai đoạn này được Quốc hội nhất trí đó là: "Bảo đảm ổn định kinh tế vĩmô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các độtphá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển văn hoá, thực hiệndân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợixã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường quốc phòng, anninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toànxã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Giữgìn hoà bình, ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệđất nước. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Phấn đấu sớm đưa nướcta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".
Trong nhóm các chỉ tiêu về kinh tế, Quốc hội nhất trí: Tổngsản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5 - 7%/năm. GDP bình quân đầu ngườinăm 2020 khoảng 3.200 - 3.500 USD. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDPnăm 2020 khoảng 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32-34%GDP. Bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 khoảng 4% GDP...
Để thực hiện được các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đề ra,Quốc hội đã đưa ra nhóm 10 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Đó là:
Thứ nhất, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế- xã hội
Theo đó, tiếp tục cụ thể hóa và triển khai Hiến pháp2013, tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại. Đánhgiá và xây dựng lộ trình trình tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trườngvà hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạchtừng lĩnh vực, từng ngành nghề. Phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ,chính sách tài khoá và các chính sách khác để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô vàcác cân đối lớn của nền kinh tế. Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, bảo đảmgiá trị đồng tiền Việt Nam, phấn đấu kiểm soát lạm phát dưới 4% các năm đầu kỳkế hoạch và 3% vào năm 2020, điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, tăng dựtrữ ngoại hối nhà nước. Quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách nhà nước, giảm thấtthu, nợ thuế. Cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng chi đầu tưphát triển; kiểm soát chặt chẽ, cơ cấu lại, sử dụng hiệu quả nợ công và bảo đảmcác giới hạn nợ công, nợ Chính phủ, nợ quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội.Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay, giảm dần vay bảo lãnh Chính phủ,vay để cho vay lại; kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của chính quyền địa phươngvà các quỹ đầu tư có nguồn gốc ngân sách.
Chuyển phương thức quản lý đầu tư công theo kế hoạch hằngnăm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm. Bố trí nguồn lực tài chính nhànước phù hợp để tham gia và thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài nhà nước. Nguồn vốnngân sách nhà nước chỉ đầu tư vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế kháckhông tham gia. Điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư nhà nước gắn với phân cấp phù hợpgiữa Trung ương và địa phương, đồng thời tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọngXDCB và thu hồi các khoản vốn ứng trước. Bảo đảm tập trung, có hiệu quả tránhphân tán, chú trọng đầu tư thủy lợi nhằm xử lý, khắc phục tình trạng khô hạn ởcác tỉnh Nam Trung Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và tình trạng xâm nhập mặn ở các tỉnhđồng bằng sông Cửu Long có chuyển biến rõ rệt ngay trong năm 2016.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới môhình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư đạt chỉ sốtrong nhóm nước đầu khu vực Đông Nam Á. Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhànước có hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm các quy định của Luật quản lý,sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Nghiên cứu,hình thành cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp phù hợp tìnhhình mới. Triển khai đồng bộ chính sách phát triển doanh nghiệp trong nước, hỗtrợ doanh nghiệp khởi nghiệp, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để doanhnghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng mọi cơ hội, mọi nguồn lực...
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựnghệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lựckhoa học, công nghệ.
Thứ năm, phát triển bền vững văn hoá, xã hội trên cơ sở gắn kếtchặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và thực hiệntiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
Thứ sáu, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chốngthiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Thứ bảy, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí
Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống tham nhũng. Thực hiệnnghiêm quy định về kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức. Thiết lập cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực hiệuquả; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát huy vaitrò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Pháthuy vai trò và trách nhiệm của cơ quan thông tin truyền thông trong phòng, chốngtham nhũng, lãng phí. Có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người phát hiện, tố cáo thamnhũng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điềutra, truy tố, xét xử và xử lý nghiêm, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng,lãng phí.
Thứ tám, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảmquyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ chín, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm độc lập, chủquyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và môitrường hoà bình để phát triển đất nước.
Thứ mười, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhậpquốc tế, tạo môi trường hoà bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
Lê Anh
» Chính phủ ban hành Nghị định mới về phát triển và quản lý chợ (14/06/2024)
» Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản (27/11/2023)
» Tỉnh Bình Định công bố đường dây nóng hỗ trợ giải đáp vướng mắc cho các doanh nghiệp (12/06/2023)
» Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập (17/10/2022)
» Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định (22/09/2022)
» Thực hiện việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý III/2022 trên địa bàn tỉnh (22/09/2022)
» Chỉ thị phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (23/02/2022)
» UBND tỉnh ban hành quy định về việc thực hiện công khai, minh bạch các quy định, cơ chế, chính sách của tỉnh (11/01/2022)