08/07/2015
Thủ tướng Chính Phủ vừa phê duyệt quyết định thành lậpTổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (sau đâygọi là vùng KTTĐ) giai đoạn 2015 – 2020 trên cơ sở tổ chức lại tổchức điều phối phát triển các vùng KTTĐ hiện có để thực hiện chứcnăng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối hoạtđộng phát triển các vùng KTTĐ.
Theo đó, Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tếtrọng điểm gồm 3 cấp: Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùngkinh tế trọng điểm (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo), Hội đồng kinh tếtrọng điểm (sau đây gọi là Hội đồng vùng), Tổ điều phối của cácBộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùngkinh tế trọng điểm (sau đây gọi là Tổ điều phối cấp Bộ và Tổ điềuphối cấp tỉnh).
Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủtướng Chính phủ nghiên cứu chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp giải quyếtcác vấn đề quan trọng có tính chất liên ngành, liên vùng liên quanđến hoạt động điều phối phát triển các vùng KTTĐ. Thành phần BanChỉ đạo bao gồm Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính Phủ, Phó Trưởng banthường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các thành viênban chỉ đạo.
Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm là tổ chức kết nốigiữa Ban Chỉ đạo với các địa phương trong vùng KTTĐ và chỉ đạo, điềuphối các liên kết trong vùng. Thành phần Hội đồng vùng gồm: Chủtịch Hội đồng vùng là Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương trong vùng KTTĐ, riêng vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long cósự tham gia của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương là Cơ quan làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng vùng,được giao luân phiên làm Chủ tịch Hội đồng vùng. Sở Kế hoạch và Đầutư sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hộiđồng vùng.
Trong Tổ điều phối của các Bộ, ngành và các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương trong vùng kinh tế trọng điểm, Tổ điều phốicấp tỉnh là tổ chức giúp việc cho UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương trong vùng KTTĐ. Tổ điều phối cấp tỉnh doGiám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương trong vùng KTTĐ làm Tổ trưởng và một số thành viên có năng lựcchuyên môn và kinh nghiệm công tác.
Hiện nay, Việt Nam đã phân chia thành 04 vùng kinh tế trọngđiểm là: vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Kinh tế trọng điểmphía Nam, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Kinh tế trọngđiểm Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Bình Định thuộc vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung cùng với 4 tỉnh, thành phố còn lại là ThừaThiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Với mô hình quản lý vàđiều phối mới, hy vọng sẽ tạo nên nhân tố đột phá thúc đẩy sựphát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợptrong phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng kinh tế, phát huysức mạnh từ liên kết vùng với tốc độ cao và bền vững.
Kiều Oanh
» Bổ sung Cụm công nghiệp Bình An, huyện Tuy Phước vào Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp tỉnh (10/09/2020)
» Bình Định hạn chế việc phát triển nhà máy sản xuất gạch, ngói theo công nghệ lò nung Hoffman và lò nung Tuynen (21/09/2017)
» Tăng cường quản lý sản xuất, sử dụng gạch không nung trên địa bàn (16/08/2017)
» Chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (22/06/2017)
» Chính sách ưu đãi mới về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế khu công nghệ cao (22/06/2017)
» Dự án phát triển các dự án điện mặt trời được ưu đãi về vốn đầu tư, thuế và đất đai. (21/06/2017)
» Điểm mới trong quy định nộp lệ phí môn bài 2017 và phương pháp tính thuế, kỳ kê khai thuế GTGT đối với các doanh nghiệp (03/01/2017)
» Miễn tiền sử dụng đất dự án nhà ở xã hội không dùng vốn ngân sách (01/11/2016)
» Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (04/10/2016)
» Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu EPC có hiệu lực từ tháng 10/2016 (02/10/2016)