25/02/2015
Theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) được Chính phủ ban hành hôm 14/2/2015, rất nhiều lĩnh vực được chọn để đầu tư theo hình thức PPP gồm giao thông, điện, y tế, giáo dục ...
Côngtrình Hầm đường bộ đèo Quy Hòa được đầu tư theo hình thức BT
Các lĩnh vực được lựa chọn để thực hiện theo hình thức này gồm 2nhóm.
Nhóm 1 là các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quảnlý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công, gồmcông trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và các dịch vụ có liên quan.
Nhóm 2 gồm các dự án trên được phân loại theo quy định củapháp luật về đầu tư công gồm dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A, B vàC.
Quy định về vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư, Nghịđịnh PPP yêu cầu nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động cácnguồn vốn khác để thực hiện dự án theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
Nghị định quy định rõ, nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sởhữu và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án theo thỏa thuận tại hợp đồng.Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư.
Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỉ đồng, tỷ lệ vốnchủ sở hữu được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần. Trong đó, đối vớiphần vốn đến 1.500 tỉ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 15% của phầnvốn này; đối với phần vốn trên 1.500 tỉ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không đượcthấp hơn 10% của phần vốn này.
Nghị định này cũng quy định rõ vốn đầu tư của nhà nước tham giathực hiện dự án bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốntrái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nướcngoài.
Vốn của nhà nước tham gia thực hiện dự án được sử dụng để hỗ trợxây dựng công trình đối với dự án có hoạt động kinh doanh, thu phí từ người sửdụng nhưng khoản thu không đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Về chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của Bộ,ngành, UBND cấp tỉnh, Nghị định quy định chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dựán được bố trí từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước theo cân đối trong kế hoạchchi đầu tư phát triển hàng năm của Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; nguồn thu từ việcbán hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư; nguồn vốn do nhà đầu tư được lựa chọnthực hiện dự án hoàn trả và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Về ưu đãi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi đầu tư theohình thức PPP được tạo điều kiện thuận lợi để thu đúng, thu đủ giá và phí dịchvụ.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưuđãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu hàng hóa đểthực hiện dự án. Chưa hết, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được miễn hoặc giảmtiền sử dụng đất đối với diện tích đất được nhà nước giao hoặc được miễn, giảmtiền thuê đất trong thời gian thực hiện dự án.
Ngoài ra, nhà đầu tư được hưởng một số ưu đãi khác như được muangoại tệ, được bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cộng, bảo đảm về quyền sở hữutài sản…
Nghị định cũng quy định rõ phương hướng giải quyết nếu xảy ratranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư hoặc doanh nghiệpdự án và tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án với các tổ chức kinh tế tham gia thựchiện dự án.
Đây được coi là những điểm mới và có sự quy định rõ ràng để nhàđầu tư có cơ sở thực hiện dự án. Trước đây, Quyết định số 71/2010/QĐ.TTg về quychế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được các nhà đầu tư đánh giá là chưa đủhành lang pháp lý và còn nhiều điểm chưa rõ ràng.
Trước đó, ngày 22/12/2014, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởngban chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư đã yêu cầu Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ liên quan chủ động xây dựng Thông tư hướng dẫnthực hiện theo hình thức PPP trong lĩnh vực phụ trách để có thể ban hành ngaysau khi Nghị định PPP có hiệu lực.
Về nguốn vốn hỗ trợ chuẩn bị dự án PPP hiện đã sẵn sàng, Phó thủtướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ lựa chọn dự áncó khả năng thành công cao để tổ chức triển khai.
Khi lựa chọn được nhà đầu tư, cần thực hiện thu hồi vốn chuẩn bịdự án để tái tạo nguồn vốn cho chuẩn bị đầu tư các dự án PPP tiềm năng khác.
Nghị định về đầu tư theo hình thức PPP sẽ có hiệu lực từ ngày10-4. Sau khi nghị định PPP mới có hiệu lực các nghị định 108/2009/NĐ- CP về đầutư theo hình thức BOT, BTO và BT; nghị định số 24/2011/NĐ-CP sủa đổi bổ sung mộtsố điều của nghị định 108/2009 và Quyết định số 71/2010/QĐ.TTg về quy chế thíđiểm đầu tư theo hình thức công – tư sẽ không còn hiệu lực.
NT
» Chính phủ ban hành Nghị định mới về phát triển và quản lý chợ (14/06/2024)
» Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản (27/11/2023)
» Tỉnh Bình Định công bố đường dây nóng hỗ trợ giải đáp vướng mắc cho các doanh nghiệp (12/06/2023)
» Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập (17/10/2022)
» Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định (22/09/2022)
» Thực hiện việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý III/2022 trên địa bàn tỉnh (22/09/2022)
» Chỉ thị phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (23/02/2022)
» UBND tỉnh ban hành quy định về việc thực hiện công khai, minh bạch các quy định, cơ chế, chính sách của tỉnh (11/01/2022)