21/10/2013
Để công tác hội nhập kinh tế quốc tế phải đảm bảo tính thực chất, hiệu quả, nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung và công tác hội nhập kinh tế quốc tế phải có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên, liên tục giữa địa phương và trung ương, giữa các cơ quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, giữa việc triển khai công tác hội nhập trong nước và công tác hội nhập ngoài nước. Ngày 11/10/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định 2937/QĐ-UBND, Kế hoạch triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh trong giai đoạn 2013-2015.
Theo Quyết định, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp trên dịa bàn tỉnh triển khai thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các nội dung chủ yếu sau:
Về công tác thông tin tuyên truyền:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và nhân dân về hội nhập kinh tế quốc tế theo từng lĩnh vực, địa bàn được phân công. Nội dung tuyên truyền tập trung theo hướng kịp thời phổ biến những vấn đề hội nhập mang tính thời sự, những vấn đề mới và những vấn đề mang tính định hướng; tạo được sự kiên định và đồng thuận cao đối với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế trong các tầng lớp nhân dân.
- Đa dạng hóa các hình thức và nội dung thông tin truyền thông phù hợp, dễ hiểu và dễ nắm bắt đến đối tượng thụ hưởng. Ưu tiên và chú trọng các đối tượng là cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế của các sở, ban , ngành, UBND các huyện, thị, thành phố. Các hình thức tuyên truyền đa dạng như: tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, xuất bản các ấn phẩm, đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo viết và báo mạng...
- Tập trung thông tin tuyên truyền, phổ biến chuyên sâu các nội dung cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình thực thi can kết của Việt Nam; đặc biệt tập trung phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng tốt những cơ hội tiếp cận mở rộng thị trường... do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Phối hợp với Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế thiết lập hệ thống thông tin truyền thông 2 chiều xuyên suốt, hiệu quả giữa Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế và Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh.
Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế:
- Công tác đào tạo bồi dưỡng cần đẩy mạnh thông qua nhiều hình thức đào tạo đa dạng và tiến hành thường xuyên, liên tục; tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác quản lý và công tác chuyên môn liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hội nhập kinh tế quốc tế tham gia các khóa đào tạo để nâng cao khả năng chuyên môn và các kỹ năng trong triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế (như lập kế hoạch, tổ chức công việc, thuyết trình, đàm phán, giao tiếp quốc tế).
- Tích cực phối hợp với Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và các cơ quan trung ương để tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo phổ cập và chuyên sâu các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ để xây dựng, triển khai các chương trình bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế.
Về công tác theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế:
- Các, sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố thường xuyên nắm bắt thuận lợi, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế thông qua thông tin phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các cam kết hội nhập minh tế quốc tế; chủ động nghiên cứu và đề xuất UBND tỉnh về phương hướng, giải pháp triển khai có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế theo lĩnh vực và địa bàn được phân công.
- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế cho UBND tỉnh và Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế.
Về công tác hướng dẫn và theo dõi triển khai các chiến lược, nghị quyết, chương trình hội nhập về kinh tế quốc tế:
- Các ban, sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến về các chiến lược, đề án, dự án, các báo cáo chuyên đề có nội dung liên quan đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.
- Các cơ quan thường trực ban chỉ đạo thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh; tham vấn và phối hợp với Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, các Bộ, ngành và các địa phương khác để đảm bảo tính liên kết vùng.
+ Hướng dẫn, rà soát, đánh giá, việc cụ thể hóa và triển khai các nghị quyết, chương trình hành động, chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế tại địa bàn tỉnh; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện lên UBND tỉnh và Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.
+ Phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách, chiến lược liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, đề xuất các phương án lồng ghép các nội dung về hội nhập kinh tế vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng và của tỉnh.
Về công tác củng cố kiện toàn hệ thống đầu mối hội nhập kinh tế quốc tế:
- Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ phận đầu mối phụ trách công tác hội nhập kinh tế quốc tế; Công tác kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh đảm bảo có đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong việc điều phối công tác hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh; càn có nhân sự giúp việc chuyên trách ổn định để có thể theo dõi vấn đề hội nhập thường xuyên và lâu dài.
- Hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh phải phối hợp, gắn kết chặt chẽ với hoạt động của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế để tạo thành mạng lưới triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh xuyên suốt từ trung ương đến địa phương.
- Kinh phí ngân sách hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh được xây dựng hàng năm và bố trí vào kế hoạch của cơ quan thường trực ban chỉ đạo thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh.
Về công tác đảm bảo an ninh quốc phòng: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể và lực lượng công an trong công tác bảo vệ và giữ gìn an ninh trật tự nhằm đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trương Chương
» Chính phủ ban hành Nghị định mới về phát triển và quản lý chợ (14/06/2024)
» Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản (27/11/2023)
» Tỉnh Bình Định công bố đường dây nóng hỗ trợ giải đáp vướng mắc cho các doanh nghiệp (12/06/2023)
» Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập (17/10/2022)
» Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định (22/09/2022)
» Thực hiện việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý III/2022 trên địa bàn tỉnh (22/09/2022)
» Chỉ thị phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (23/02/2022)
» UBND tỉnh ban hành quy định về việc thực hiện công khai, minh bạch các quy định, cơ chế, chính sách của tỉnh (11/01/2022)