10/09/2013
Ngày 29/8/2013, Chính phủđã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sửdụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài(ĐTNN) đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Tính đến6/2013 đã có 15.067 dự án cón hiệu lực, tổng vốn đăng ký khoảng 218,8 tỷ USD,vốn thực hiện khoảng 106,3 tỷ USD. ĐTNN đã trở thành nguồn bổ sung quan trọngcho tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần tăng năng lực sản xuất của một số ngành,đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý kinh tế, gia tăng kim ngạch xuấtkhẩu và thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, ĐTNN còn tác động lantỏa đến các khu vực của nền kinh tế; khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tụchành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hội nhập kinh tếquốc tế. Thông qua hợp tác đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã tăng cường mối quan hệ chínhtrị, đối ngoại, phát triển hữu nghị với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đối táctrên thế giới.
Tuy nhiên, thu hút ĐTNNtrong thời gian qua chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng về thu hút công nghệcao, công nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển hạ tầng và chuyểngiao công nghệ. Chất lượng của dự án nhìn chung chưa cao, giá trị gia tăngthấp, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, sự tham gia đầu tư theo chuỗi sản xuất củacác tập đoàn xuyên quốc gia còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạnchế nêu trên là do hệ thống luật pháp chính sách còn nhiều quy định chưa đồngbộ, chồng chéo, thiếu nhất quán; việc thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tưtrong một số trường hợp còn thiếu chặt chẽ, chưa tuân thủ đầy đủ quy hoạch vàkhả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội….. Trước tìnhhình đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam, Chính phủđã điều chỉnh, ban hành một số giải pháp như sau:
Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầutư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợicho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực
Tiếp tục hoàn thiện khungkhổ pháp lý về đầu tư; Tập trung sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư; Điều chỉnh,bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư tư nhân trong nước vànước ngoài đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; Hoàn thiện cơ chế, chính sáchthu hút ĐTNN vào công nghiệp hỗ trợ; Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khíchthu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp vào Việt Nam, đồng thời đảm bảo kiểmsoát công nghệ nhập khẩu; Hoàn thiện các quy định nhằm hướng dẫn và kiểm soátmôi trường; Hoàn thiện quy định nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả về quản lýngoại hối, tín dụng; Hoàn thiện quy định nhằm tăng cường công tác quản lý laođộng trong các dự án ĐTNN; Hoàn thiện quy định về đất đai, nhà ở; Các bộ, ngànhđánh giá cụ thể hơn về tác động của việc đến năm 2015, Việt Nam thực hiện đầyđủ các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự doASEAN (AFTA) để thấy được những ngành, lĩnh vực, sản phẩm sẽ có thuận lợi hoặcnhững ngành, lĩnh vực, sản phẩm có khó khăn trong tương lai, từ đó có đối sáchcụ thể.
Điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư
Cơ quan cấp GCNĐT chịutrách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ đúng quy hoạch đối với ác dự ánkhi cấp GCNĐT.
Khẩn trương xây dựng cơchế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về ĐTNN nhằm tăng cường sự phốihợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương.
Tiếp tục hoàn thiện cơchế phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư nhằm phát huy tính năng động, sángtạo, chịu trách nhiệm của địa phương, đồng thời đảm bảo quản lý thống nhất củaTrung ương.
Tổng kết, đánh giá tìnhhình thực hiện việc phân cấp quản lý hoạt động ĐTNN trong các lĩnh vực như đấtđai, công nghệ, môi trường, lao động, xuất khẩu, nhập khẩu… để đề xuất các giảipháp khắc phục bất cập.
Tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra, giám sát đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp,điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Kiên quyết đình chỉ đối với những dự án đãđược cấp hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư mà không phù hợp với quy hoạch,quy trình, thủ tục…
Quy định chế tài đủ mạnhvà xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật kể cả doanhnghiệp và các cơ quan có thẩm quyền.
Hoàn thiện tiêu chí cấp GCNĐT
Đối với các dự án có quymô lớn, có tác động lớn về kinh tế - xã hội, cơ quan cấp GCNĐT cần chú trọngxem xét, đánh giá về khả năng huy động vốn của nhà đầu tư, có các chế tài hoặcyêu cầu đặt cọc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ triển khai dự án đúng tiến độ.
Đổi mới hoạt động xúctiến đầu tư
Hoạt động xúc tiến đầu tưcần gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; có sự điềuphối chung thống nhất của Trung ương đối với các hoạt động xúc tiến đầu tưtrong cả nước về nội dung, thời gian, địa điểm; được thực hiện theo định hướngvà kế hoạch thu hút ĐTNN nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư.
Hằng năm và từng thời kỳ,trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và đặc thù, lợi thếcủa từng vùng, địa phương cũng như xu hướng của dòng vốn ĐTNN, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, ban hành tiêu chí hướng dẫn các Bộ,ngành, địa phương xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư. Các Bộ, ngành, địa phươngtrên cơ sở tiêu chí do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành để xây dựng kế hoạch xúctiến đầu tư theo từng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, thống nhất,điều phối chung và hướng dẫn phối hợp; khắc phục tình trạng chồng chéo, kémhiệu quả.
Tăng cường xúc tiến đầutư đối với các tập đoàn lớn, đa quốc gia; đồng thời, chú trọng xúc tiến đầu tưđối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Thường xuyên cập nhật,nghiên cứu xu hướng dòng vốn ĐTNN và các đối tác tiềm năng để chủ động tiếp cậnvà xúc tiến giới thiệu các dự án đầu tư.
Đối với các quốc gia,vùng lãnh thổ có tiềm năng đầu tư vào Việt Nam cần tăng biên chế, bố trí đủkinh phí, điều kiện làm việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đại diệnxúc tiến đầu tư ở nước ngoài.
Khi tiến hành xúc tiếnđầu tư ở nước ngoài, trong những trường hợp cần thiết thì Bộ Kế hoạch và Đầu tưsẽ tổ chức Đoàn hoặc tham gia để hỗ trợ và trình bày về các chính sách chung,còn các Bộ, ngành, địa phương sẽ trình bày về lợi thế, đặc thù, tiềm năng và sựhỗ trợ của ngành, địa phương mình.
Coi trọng xúc tiến đầu tưtại chỗ, theo đó, cần tăng cường hỗ trợ các dự án đã được cấp giấy chứng nhậnđầu tư để các dự án này triển khai hoạt động một cách thuận lợi, có hiệu quả;tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư giải quyết kịp thời những kiến nghị hợplý của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Phảicoi việc xúc tiến đầu tư tại chỗ là kênh quan trọng và thông qua các nhà đầu tưđã thành công tại Việt Namđể trình bày về kinh nghiệm đầu tư tại Việt Namvà giới thiệu về môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Tăng cường công tác kiểmtra, giám sát hoạt động đầu tư
Định kỳ hàng Quý phải ràsoát, phân loại các dự án ĐTNN để có hướng xử lý thích hợp đối với những dự áncó khó khăn.
Các cơ quan cấp phép đầutư phải tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án ĐTNN trên địa bàn để kịp thờiphát hiện khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để tìm giải pháp hỗ trợ và tháogỡ khó khăn; đôn đốc các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai hoặc chưa tuân thủcác cam kết; đồng thời, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, giámsát quá trình cấp phép và quản lý dự án ĐTNN của các cơ quan cấp GCNĐT để chấnchỉnh công tác cấp phép và quản lý sau cấp phép, tập trung vào các nội dung:Việc tuân thủ các quy trình, quy định của pháp luật trong quá trình tiếp nhậnhồ sơ, thẩm tra, cấp phép; việc quy định các ưu đãi đối với các dự án; việcthực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát sau cấp phép...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vàcác Bộ quản lý chuyên ngành cùng các cơ quan cấp GCNĐT tăng cường phối hợp, ràsoát, khi cần thiết thì tiến hành kiểm tra đối với các dự án ĐTNN, đặc biệt lưuý các dự án thuộc các nhóm: có quy mô lớn, chiếm diện tích đất lớn, dự án cónguy cơ ô nhiễm môi trường, dự án tiêu tốn năng lượng, các dự án nhạy cảmkhác... Trong quá trình kiểm tra, giám sát, khi phát hiện sai phạm thì tùy theomức độ có thể kiến nghị cơ quan cấp GCNĐT thu hồi GCNĐT đối với các dự án chậmtriển khai, vi phạm quy định của pháp luật,... hoặc kiến nghị Thủ tướng Chínhphủ bãi bỏ Quyết định cấp GCNĐT của cơ quan cấp GCNĐT.
Xây dựng Hệ thống thôngtin quốc gia về ĐTNN để giúp cho công tác giám sát được liên tục, chặt chẽ;thường xuyên cập nhập và phân loại tình hình thu hút, hoạt động ĐTNN để phục vụcho công tác quản lý, điều hành và hoạch định chính sách của các cơ quan nhànước các cấp.
Rà soát, chấn chỉnh côngtác giải quyết tranh chấp liên quan đến ĐTNN.
Tuấn Linh
» Chính phủ ban hành Nghị định mới về phát triển và quản lý chợ (14/06/2024)
» Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản (27/11/2023)
» Tỉnh Bình Định công bố đường dây nóng hỗ trợ giải đáp vướng mắc cho các doanh nghiệp (12/06/2023)
» Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập (17/10/2022)
» Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định (22/09/2022)
» Thực hiện việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý III/2022 trên địa bàn tỉnh (22/09/2022)
» Chỉ thị phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (23/02/2022)
» UBND tỉnh ban hành quy định về việc thực hiện công khai, minh bạch các quy định, cơ chế, chính sách của tỉnh (11/01/2022)