30/12/2010
Thật khó nói chính xác việc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt
Thật khó nói chính xác việc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt
Câu chuyện thứ nhất
“Một điển hình về thu hút FDI năm nay là Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng khi tôi vào làm việc thì họ kêu trời về phân cấp”, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói trong một hội thảo gần đây tại Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Cuộc trao đổi của ông Thiên khi đó với lãnh đạo Bà Rịa - Vũng Tàu được ông thuật lại, liên quan đến 18 dự án thép được cấp phép tại địa phương này: “Tôi hỏi sao các ông ký lắm thế, trong quy hoạch thế nào? Họ bảo là quy hoạch của Bộ Công Thương có 6-7 cái thôi, tỉnh cho làm 6-7 cái, nhưng chết cái là khu công nghiệp cũng được quyền cấp dự án”.
Sự phân cấp thiếu phối hợp đã dẫn đến việc Bà Rịa - Vũng Tàu đánh đổi lợi thế quan trọng nhất của mình là biển để lấy các dự án thép, ông Thiên rút ra kết luận từ trường hợp này.
“Bây giờ muốn giảm cũng không được vì trao giấy phép mất rồi”, ông bình luân. “Nhưng cũng may là các dự án này chưa vào hết”.
Cũng liên quan đến việc phân quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư, theo thông tin tham khảo từ 10 dự án có số vốn đăng ký lớn nhất tính đến nay, với khu liên hợp thép Cà Ná vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD khởi công giai đoạn 1 vào cuối năm 2008, thì nay Ninh Thuận đang dự tính thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Hay Phú Yên mới đây công bố đang chuẩn bị thủ tục thu hồi dự án Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa có vốn đăng ký 11,4 tỉ USD. Quảng
Câu chuyện thứ hai
“Về đầu tư nước ngoài, những năm gần đây chúng ta quan tâm nhiều đến con số giải ngân nhưng chưa quan tâm đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, hiệu quả thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế như thế nào”, Phó vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp của Văn phòng Chính phủ Nguyễn Tuấn Anh nói thêm từ ý của ông Thiên.
“Tôi lấy một ví dụ, có rất nhiều liên doanh, nhiều dự án đầu tư nước ngoài báo cáo lỗ”, ông nêu dẫn chứng. Nhưng có một điều rất đáng ngạc nhiên là tuy lỗ, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài luôn muốn mua lại phần vốn của Việt
“Chính sách đầu tư của chúng ra đã tạo ra hệ quả là việc chuyển giá của doanh nghiệp FDI. Nếu chúng ta không giảm thuế đầu vào nữa thì tự nhiên sẽ triệt tiêu động lực chuyển giá”, ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nêu quan điểm.
Theo ông Cung, không nên cố ngăn chặn chuyển giá mà cần tìm một đối tượng đầu tư khác. “Hai tiêu chí phải lấy lên hàng đầu trong thu hút đầu tư FDI: một là công nghệ, hai là có thặng dư ngoại tệ”, ông nói.
Câu chuyện thứ ba
Tính trong khoảng 20 năm nay, FDI có 3 điểm được, một là tăng về vốn, hai là tăng về số dự án và ba là tăng về lao động, trong đó lao động là tăng nhanh nhất, nhiều nhất, còn vốn thực hiện là tăng ít nhất. “Điều đó có nghĩa là FDI đổ vào các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động”, ông Nguyễn Đình Cung cho hay.