21/12/2011
Sáng nay (21/12), Hội nghị tham luận về chiến lược đối tác Quốc gia giai đoạn 2012 – 2015 do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Khách sạn Dakruco thành phố Buôn Mê Thuộc, tỉnh ĐăkLăk. Tham dự Hội nghị có ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc ADB tại Việt Nam cùng với hơn 40 đại biểu thuộc 19 tỉnh, thành khu vực miền Trung Tây Nguyên. Đây hội thảo tham vấn đầu tiên trong 3 hội thảo tham vấn sẽ được diễn ra tại miền Trung.
Sáng nay (21/12), Hội nghị tham luận về chiến lược đối tác Quốc gia giai đoạn 2012 – 2015 do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Khách sạn Dakruco thành phố Buôn Mê Thuộc, tỉnh ĐăkLăk. Tham dự Hội nghị có ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc ADB tại Việt Nam cùng với hơn 40 đại biểu thuộc 19 tỉnh, thành khu vực miền Trung Tây Nguyên. Đây hội thảo tham vấn đầu tiên trong 3 hội thảo tham vấn sẽ được diễn ra tại miền Trung.
Tại Hội nghị, bà Yumiko Tamura, Trưởng ban Chương trình đã đánh giá quá trình hợp tác giữa ADB và Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Trong đó, nổi bậc là những thành công đáng kể trong việc hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Đồng thời, bà Yumiko Tamura đã trình bày Chiến lược đối tác quốc gia (CPS) của ADB giai đoạn 2012 – 2015 với các nội dung: giúp Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020; giải quyết những thách thức của một nước có thu nhập trung bình; giải quyết tình trạng mất ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay; hỗ trợ cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với nghị trình cải cách và tái cơ cấu kinh tế toàn diện. Theo đó, các ưu tiên hoạt động được đề xuất trong CPS gồm: cải thiện hiệu quả thực hiện và đảm bảo tác động và hiệu quả tối đa trong sử dụng nguồn lực hạn chế; hỗ trợ để cải thiện quản lý khu vực công trong đó có cải cách các doanh nghiệp nhà nước; trọng tâm các ngành giáo dục, tài chính và cơ sở hạ tầng (năng lượng, giao thông và phát triển đô thị - nông thôn).
Hầu hết các ý kiến của các đại biểu thống nhất với nội dung hợp tác chiến lược của ADB trong giai đoạn này. Đồng thời cũng nêu lên một số ý kiến chung là đối với khu vực miền Trung Tây Nguyên, ngoài những nội dung đã thống nhất với Chính phủ, ADB nên đi sâu vào đặc điểm riêng của khu vực này để và có nhiều dự án hỗ trợ hiệu quả hơn. Vì đây là một trong những khu vực có xuất phát điểm thấp nhất trong cả nước. Nhu cầu đầu tư về các lĩnh vực phát triển hạ tầng nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo, hạ tầng giao thông liên vùng giữa các tỉnh, đào tạo nguồn nhân lực… của khu vực này là rất lớn.
Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc ADB tại Việt Nam ghi nhận các ý kiến trên. Đồng thời, khẳng định sẽ thời gian tới ADB sẽ ưu tiên khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc trong lĩnh vực đầu tư về giáo dục, y tế, hạ tầng nông thôn, giao thông đường bộ, môi trường.
Tại Bình Định, từ năm 1998 đến nay có 07 dự án ODA do ABD tài trợ với tổng vốn đầu tư gần 50 triệu USD. Các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng nông thôn, cấp nước và vệ sinh, thủy lợi, giáo dục.
Hạnh Nguyên
» Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tỉnh Bình Định (09/09/2021)
» Bình Định với công tác vận động và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi (14/04/2016)
» Định hướng thu hút, sử dụng ODA thời kỳ 2016-2020 (02/03/2016)
» Giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong năm 2015 đạt 68% so với kế hoạch (01/02/2016)
» Bình Định mời gọi đầu tư các dự án ODA để Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội (19/11/2015)
» Đẩy mạnh công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2015-2018 (16/10/2015)
» Khánh thành Trung tâm chăm sóc mắt trẻ em tại Bình Định (02/02/2015)
» Bình Định với công tác vận động, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi năm 2014 (26/01/2015)
» Bình Định với công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2014 (07/01/2015)
» Hiệu quả từ thực hiện Dự án KfW6 (30/12/2014)