27/01/2011
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển trong vùng năm 2020 là 40-50 triệu tấn; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 là 15%/năm. (Ảnh: Cảng Quy Nhơn)
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển trong vùng năm 2020 là 40-50 triệu tấn; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 là 15%/năm. (Ảnh: Cảng Quy Nhơn)
Phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên và vùng là cầu nối giao lưu kinh tế Bắc - Nam, là cửa ngõ thông ra biển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và khu vực.
Nội dung quy hoạch phát triển vận tải gồm phát triển 5 hành lang vận tải chính của vùng: Hành lang ven biển; hành lang Đà Nẵng - quốc lộ 1A - (quốc lộ 9 - Lao Bảo) và hành lang Đà Nẵng - quốc lộ 14B-14D - Nam Giang; hành lang Đà Nẵng - Tây Nguyên; hành lang Dung Quất - Tây Nguyên; hành lang Quy Nhơn - Tây Nguyên.
Quy hoạch đặt mục tiêu nhu cầu vận tải toàn vùng đến năm 2020 là 101 triệu tấn hàng hóa và 185 triệu lượt hành khách với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 là 8,5% - 9,5% năm đối với hàng hóa và 7,5% - 8,5% đối với hành khách.
Về kết cấu hạ tầng giao thông, hoàn thành tuyến cao tốc Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Bình Định; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 70% đường nông thôn được cứng hóa mặt đường.
Đến năm 2020, hoàn thành nâng cấp đường sắt Thống Nhất đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia; xây dựng các tuyến đường sắt nhánh nối từ đường sắt quốc gia đến các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế như cảng Chân Mây, cảng Liên Chiểu, khu kinh tế Chu Lai, cảng Dung Quất, cảng Quy Nhơn (Nhơn Hội).
Nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng hàng không như cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; cảng hàng không quốc tế Chu Lai;.. Trong đó, hoàn thành cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng công suất 4 triệu hành khách/năm vào năm 2011.
Bên cạnh đó, đưa thêm khoảng 200 km đầm phá ven biển, cửa sông vào quản lý và khai thác vận tải; bố trí các phao tiêu báo hiệu, đảm bảo an toàn vận tải. Xây dựng một số bến sông phục vụ cho nhu cầu dân sinh.
Ưu tiên đầu tư các công trình như xây dựng mới các tuyến đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Cam Lộ - Túy Loan, nâng cấp mở rộng các quốc lộ 1A, 49, 49B, 24; mở rộng, nâng cấp và đầu tư chiều sâu các cảng biển Đà Nẵng, Quy Nhơn;...
NB - Theo website Chính phủ
» Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 (10/01/2025)
» Năm 2024, lượng vốn đăng ký đầu tư vào Bình Định tăng cao (31/12/2024)
» Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng (21/09/2024)
» Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định (29/08/2024)
» Hội thảo khu vực Duyên hải miền Trung “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” (23/08/2024)
» Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh: Chậm chân sẽ mất cơ hội ! (16/05/2024)
» Bình Định thuộc Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023 (09/05/2024)
» Bình Định tổ chức Giải đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM-ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024 (11/03/2024)
» Bình Định cải cách mạnh mẽ trong giải quyết thủ tục đầu tư (09/11/2023)
» Bình Định lên kế hoạch đấu thầu, đấu giá nhiều dự án lớn trong năm 2023 (26/09/2023)