16/11/2022
Thực hiện Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/02/2022 về thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 của tỉnh Bình Định và Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 17/5/2022 của UBND tỉnh nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Bình Định đến năm 2025.
Điểm cầu Bình Định tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (ảnh st. trang https://binhdinh.gov.vn/)
Với mục tiêu cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh Bình Định một cách bền vững; tạo sự chuyển
biến trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa và tầm quan
trọng của Chỉ số PCI; nâng cao
vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa
bàn tỉnh trong việc cải thiện kết quả và thứ bậc xếp hạng Chỉ số PCI của tỉnh,
góp phần tạo môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, năng động
và thuận lợi nhằm thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
Ngay từ đầu năm 2022, UBND
tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai công
tác chỉ đạo điều hành về phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh cải
cách hành chính năm 2022; yêu cầu người đứng đầu các cấp, các ngành nâng cao vai trò, trách nhiệm trong tổ chức thực
hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, chủ động nghiên cứu, sáng tạo, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin, áp dụng giải pháp đổi mới trong tổ chức thực hiện làm
khâu đột phá. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính,
giảm tầng nấc, rút ngắn thời gian giải quyết, nâng cao tính minh bạch, tạo
thuận lợi tối đa cho tổ chức, công dân và tiết kiệm chi phí xã hội.
Bên
cạnh việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm theo các Kế hoạch của UBND tỉnh, Chủ
tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực cải
cách hành chính, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành chính, tiếp tục cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh theo
các Nghị quyết của Chính phủ. UBND tỉnh duy trì việc đối thoại trực tiếp và thường xuyên làm việc với doanh
nghiệp, tạo diễn đàn “doanh
nghiệp hỏi - cơ quan nhà nước trả lời” để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Từng bước điều
chỉnh mối quan hệ giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, tạo cơ chế
giám sát, quản lý của người dân đối với cơ quan nhà nước, giữa lãnh đạo với cán
bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý nhằm giảm bớt phiền hà, tiêu cực, thể
hiện rõ bản chất và mục tiêu của công tác cải cách thủ tục hành chính.
Công tác cải cách thủ
tục hành chính (TTHC) luôn được coi là nội dung trọng tâm của cải cách hành
chính, là khâu đột phá nhằm bảo đảm
công khai, minh bạch, khách quan, giảm chi phí và rút ngắn tối đa thời gian
giải quyết TTHC, phục vụ kịp thời yêu cầu của người dân, tổ chức và doanh
nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt phương
án đơn giản hóa thành phần hồ sơ, cắt giảm thời gian giải quyết (giảm từ 01 đến
20 ngày) đối với 170 TTHC của 18 sở, ngành. Trong đó tiêu biểu là việc cắt giảm thời gian giải
quyết TTHC trên lĩnh vực đầu tư từ 32 ngày xuống còn 25 ngày. Đồng thời, thành
lập Tổ công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm kịp thời
đề xuất tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư, tăng cường thu hút đầu
tư tại chỗ và đầu tư mới vào
tỉnh và đã
được Bộ Kế hoạch và Đầu tư biểu dương.
Bằng nhiều giải pháp
đồng bộ, khả thi, công tác cải cách TTHC thời gian qua có nhiều chuyển biến
tích cực. Nhiều TTHC được đề xuất đơn giản hóa, chuyển đổi phương thức “từ tiền
kiểm sang hậu kiểm”. Đẩy mạnh việc thực hiện quy trình liên thông đảm bảo quy
trình giải quyết TTHC được xây dựng khoa học, hợp lý, bảo đảm rõ trách nhiệm,
rõ thời gian giải quyết, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan.
Trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện TTHC cũng
được thực hiện nghiêm túc theo quy định;
kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ,
công chức viên chức gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân, tổ chức và doanh
nghiệp.
Nhờ đó, kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm
2021, tỉnh Bình Định tăng 26 bậc so với kết quả năm 2020, Chỉ số cải cách hành
chính PAR INDEX năm 2021 tỉnh Bình Định đạt 86.70%, xếp hạng 30/63 tỉnh, thành phố (tăng 2.73 điểm và tăng 01 bậc so với năm 2020); Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành
chính SIPAS năm 2021 đạt 87.67%, vị trí 23/63 tỉnh, thành phố, tăng 6 bậc so
với năm 2020 (vị trí 29/63). Theo đó, 9 tháng năm 2022, toàn tỉnh đã thu hút được 59 dự án đầu tư trong nước
với tổng vốn đầu tư 14.226,25 tỷ đồng và thực hiện tăng vốn đầu tư 14 dự án,
với tổng vốn tăng thêm 19.419,32 tỷ đồng. Trong các dự án cấp mới có 18
dự án ngoài Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp (KKT, KCN) với tổng vốn đầu tư
11.253,65 tỷ đồng; 17 dự án trong KKT, KCN với tổng vốn đầu tư 2.406,88 tỷ
đồng.
M.Lệ
» Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 (10/01/2025)
» Năm 2024, lượng vốn đăng ký đầu tư vào Bình Định tăng cao (31/12/2024)
» Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng (21/09/2024)
» Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định (29/08/2024)
» Hội thảo khu vực Duyên hải miền Trung “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” (23/08/2024)
» Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh: Chậm chân sẽ mất cơ hội ! (16/05/2024)
» Bình Định thuộc Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023 (09/05/2024)
» Bình Định tổ chức Giải đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM-ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024 (11/03/2024)
» Bình Định cải cách mạnh mẽ trong giải quyết thủ tục đầu tư (09/11/2023)
» Bình Định lên kế hoạch đấu thầu, đấu giá nhiều dự án lớn trong năm 2023 (26/09/2023)