Theo đó, có18 dự án được đầu tư trong các Cụm Công nghiệp với tổng vốn đầu tư 355,49 tỷ đồng; 09 dự án ngoài KKT, KCN với tổng vốn đầu tư 5.622,67 tỷ đồng; 11 dự án trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp (KKT, KCN) với tổng vốn đầu tư 2.114,38 tỷ đồng.
- Phân theo lĩnh vực: 28 dự án thuộc lĩnh vực Công nghiệp; 07 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; và 03 dự án thuộc lĩnh vực bất động sản.
- Phân theo địa bàn: Huyện Tây Sơn có 09 dự án; huyện An Lão có 04 dự án; thị xã Hoài Nhơn 02 dự án, thị xã An Nhơn 04 dự án, huyện Tuy Phước 03 dự án; thành phố Quy Nhơn 04 dự án; và huyện Vĩnh Thạnh 01 dự án và trong KKT, KCN: 11 dự án.
Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài: Điều chỉnh tăng vốn cho 02 dự án, với tổng vốn tăng 6,98 triệu USD. Cả tỉnh hiện có 86 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1.096,69 tỷ USD; trong đó có 38 dự án trong KKT và KCN với tổng vốn đăng ký 846,07 triệu USD và 48 dự án ngoài KKT và KCN với tổng vốn đăng ký 250,62 triệu USD.
Một số dự án lớn có thể điểm tên như: Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại - dịch vụ 01 và Khu du lịch nghỉ dưỡng thuộc phần diện tích đất còn lại của dự án Khu đô thị và du lịch sinh thái Diêm Vân của Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành Phố, vốn đầu tư 2.378,21 tỷ đồng; Khu đô thị Bình Chương Nam, phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn của Liên danh Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ, Công ty TNHH Bất động sản Quảng Bình, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang với vốn đăng ký đầu tư 1.646,53 tỷ đồng; Khu vui chơi giải trí Đầm Thị Nại của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Sơn Thuận với tổng vốn đăng ký đầu tư 795,67 tỷ đồng; Khu đô thị thương mại - dịch vụ phía Nam đường Đô Đốc Bảo, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn của Liên danh Công ty CP Địa ốc Nam Việt và Công ty CP Xây dựng Sài Gòn với vốn đầu tư 740 tỷ đồng; Khu đất ở phía Nam đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội nối dài tại lý trình Km2+400, Khu kinh tế Nhơn Hội của Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Quy Nhơn, vốn đầu tư 649 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp Thiện Tâm của Công ty CP Đồ gỗ cao cấp Thiện Tâm, vốn đầu tư 250 tỷ đồng; Khu kho bãi, dịch vụ, logistics (KB-DV 04) của Công ty TNHH Nông Trại Xanh, vốn đầu tư 177,04 tỷ đồng; Nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ thành phẩm của Công ty TNHH AVP Quang Trung, vốn đầu tư 165,561 tỷ đồng.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 842,9 triệu USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ. Các mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu tăng khá như: thủy sản tăng 103,1%; gỗ tăng 11,7%; sản phẩm gỗ tăng 16,3%; hàng dệt may tăng 90,1%... Một số sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu giảm như: gạo giảm 56,5%; giày dép các loại giảm 39,8%.... Giá trị nhập khẩu đạt 218,1 triệu USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ.
Theo kết quả công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Việt Nam năm 2021, tỉnh Bình Định đạt 68,32 điểm, xếp thứ 11 và thuộc nhóm tốt. So với cùng kỳ đã tăng 26 bậc và 5,14 điểm (cùng kỳ xếp thứ 37 và đạt 63,18 điểm).
Cũng trong 6 tháng đầu năm, đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 671 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 6.604 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước tăng 22,5% về số doanh nghiệp và 19,1% về vốn đăng ký. Thực hiện cấp đăng ký cho 294 Chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh; đăng ký thay đổi 1.030 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; giải thể và chấm dứt hoạt động 76 trường hợp; tạm ngừng hoạt động 476 trường hợp; hoạt động trở lại 322 trường hợp.
Định hướng trong 6 tháng cuối năm 2022, tỉnh Bình Định tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, chất lượng tốt nhằm thu hút thêm nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục đầu tư; huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng.
Trong công tác xúc tiến đầu tư, tỉnh tiếp tục tỉnh linh hoạt áp dụng hình thức trực tiếp và trực tuyến, mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, thương hiệu mạnh để đầu tư các dự án then chốt vào 5 trụ cột chính, gồm: Công nghiệp, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng và logistics, kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.
NB