13/01/2009
Trong năm 2008 thành phố Quy Nhơn đã triển khai thực hiện cơ bản đạt được các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, một số ngành, lĩnh vực phát triển, kim ngạch xuất khẩu đạt khá. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tăng năng lực sản xuất phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH ngày càng cao.
Trong năm 2008 thành phố Quy Nhơn đã triển khai thực hiện cơ bản đạt được các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, một số ngành, lĩnh vực phát triển, kim ngạch xuất khẩu đạt khá. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tăng năng lực sản xuất phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH ngày càng cao. Công tác quản lý, chỉnh trang đô thị có nhiều mặt tiến bộ. Các hoạt động VH-XH có chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; các chính sách xã hội được triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Trong năm 2008, kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
- Tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng 14,81% so với năm 2007 (Nghị quyết HĐND: tăng 15%).
- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 4.064,8 tỷ đồng, tăng 18,61% so với năm 2007 (Nghị quyết HĐND: tăng 27%).
- Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ ước đạt 1.449 tỷ đồng, tăng 13,95% so với năm 2007 (Nghị quyết HĐND: tăng trên 13%).
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 346,75 triệu USD, tăng 12,33% so với năm 2007 (Nghị quyết HĐND: trên 340 triệu USD).
- Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản ước đạt 320,2 tỷ đồng, giảm 2,96% so với năm 2007 (Nghị quyết HĐND: tăng 3%).
- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 523,338 tỷ đồng, trong đó các chỉ tiêu thu theo kế hoạch tỉnh giao đạt 480,150 tỷ đồng / 509,975 tỷ đồng, đạt 94,15% so với dự toán năm, tăng 36,15% so với năm 2007 (chưa tính tiền sử dụng đất do thành phố quản lý 40 tỷ đồng và khoản bổ sung trong kế hoạch từ ngân sách tỉnh là 3,188 tỷ đồng).
- Tỷ suất sinh 10,2‰, giảm 0,1‰ so với năm 2007 (năm 2007: 10,3‰, Nghị quyết HĐND: giảm 0,3‰).
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 11,95%, giảm 1,52% so với năm 2007 (Năm 2007: 13,47%, Nghị quyết HĐND: dưới 12,5%).
- Tỷ lệ hộ nghèo 4%, giảm 0,58% (năm 2007: 4,58%, Nghị quyết HĐND: dưới 4%).
Tình hình phát triển các ngành kinh tế như sau:
Về Công nghiệp - TTCN: Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN ước thực hiện 4.064,8 tỷ đồng, tăng 18,61% so với năm 2007; trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước thực hiện 1.086,4 tỷ đồng - tăng 18,59%, kinh tế ngoài quốc doanh 2.765,8 tỷ đồng - tăng 19,08%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 88,6 tỷ đồng - tăng 9,32%, kinh tế cá thể 124 tỷ đồng - tăng 15,64% so với cùng kỳ. Một số ngành hàng có giá trị sản xuất tăng khá, như: thực phẩm - đồ uống, dệt, xuất bản - in, hóa chất, kim loại, sản phẩm từ kim loại, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; bên cạnh đó, cũng có nhiều sản phẩm giảm như tôm đông lạnh, sản phẩm gỗ,…
Thành phố đã đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành Khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại Đảo 1A Bắc sông Hà Thanh; đến nay, đã xét cho thuê đất 14 tổ chức, cá nhân (ngành cơ khí 04, sản xuất đá lạnh 04, xăng dầu 02, sửa chữa - đóng mới tàu thuyền 04), đã có 3 cơ sở sửa chữa - đóng mới tàu thuyền triển khai xây dựng và đi vào hoạt động.
Về thương mại và dịch vụ - du lịch: Phát triển khá và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội ước đạt 7.442 tỷ đồng - tăng 60,66% so với năm 2007. Công tác kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, kiểm soát chất lượng hàng hoá, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố được tăng cường.
+ Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 346,75 triệu USD, tăng 12,33% so với năm 2007; trong đó: Khu vực kinh tế Nhà nước thực hiện 79,45 triệu USD - tăng 20,19%, kinh tế tập thể 119.000 USD - giảm 58,68%, kinh tế ngoài quốc doanh 255,59 triệu USD - tăng 10,85%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 11,59 triệu USD - giảm 1,23%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá, như: hàng nông - thủy sản, gạo, giày dép các loại.
+ Giá trị kim ngạch nhập khẩu ước đạt 150,29 triệu USD, tăng 8,23% so với cùng kỳ; trong đó: Khu vực kinh tế Nhà nước thực hiện 42,15 triệu USD - giảm 26,56%, kinh tế ngoài quốc doanh 108,12 triệu USD - tăng 32,94%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 16.000 USD - bằng 11,27% so với cùng kỳ. Chủ yếu nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất, như: nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm, may mặc, linh kiện ô tô các loại.
Lĩnh vực giao thông vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách công cộng tiếp tục phát triển; dịch vụ xe buýt bước đầu đem lại hiệu quả; các HTX vận tải thủy - bộ duy trì hoạt động, góp phần phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, phát triển KT-XH và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
Hàng hóa thông qua cảng ước đạt 3,852 triệu tấn - tăng 2,1% so cùng kỳ; trong đó cảng Trung ương 3,302 triệu tấn - tăng 2,9%, cảng địa phương 550.000 tấn - giảm 2,31%.
Đã lập quy hoạch - dự án các chợ trên địa bàn, đang thi công xây dựng chợ Nam sông Hà Thanh - phường Đống Đa; hoàn tất thủ tục để sớm đấu thầu xây dựng các chợ: Xóm Tiêu - phường Quang Trung, mở rộng chợ khu 6; đồng thời lập thủ tục chuẩn bị đầu tư chợ Đông Võ Thị Sáu, chợ Dinh - phường Nhơn Bình, chợ Hải Minh - khu vực 9 phường Hải Cảng.
+ Hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố tiếp tục phát triển. Các cơ sở lưu trú, khách sạn được đầu tư nâng cấp, mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ. Trong năm, đã xây dựng mới và đưa vào hoạt động 07 khách sạn, trên địa bàn hiện có 53 khách sạn và 17 cơ sở lưu trú. Trong năm có 642.600 lượt khách đến Quy Nhơn, tăng 28% (lượng khách tăng khá trong dịp tổ chức Festival Tây Sơn - Bình Định), trong đó: khách quốc tế 51.408 lượt (tăng 36%); khách nội địa 591.192 lượt (tăng 26%). Doanh thu du lịch năm 2008 ước đạt 170,1 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2007.
+ Đã cấp phép đăng ký kinh doanh cho 3.100 hộ, trong đó cấp mới cho 2.900 hộ với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 315,5 tỷ đồng, tăng 2,35 lần so với năm 2007 (nguyên nhân đột biến tăng là do các hộ ngư dân đăng ký kinh doanh để được hỗ trợ dầu theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ).
Về nông nghiệp - thuỷ sản: Giá trị sản xuất đạt 78,31 tỷ đồng (GCĐ 1994), giảm 1,15% so với năm 2007. Tổng diện tích gieo trồng 3.749,2 ha - giảm 1,15% so với năm 2007. Diện tích lúa 2.621 ha - tăng 2,52%, năng suất bình quân 51,97tạ/ha - giảm 3,53tạ/ha so cùng kỳ (do thời tiết diễn biến thất thường trong vụ Đông Xuân), sản lượng thóc cả năm đạt 13.621,2 tấn; Diện tích rau, đậu các loại 877,2 ha (trong đó diện tích rau 832,2ha); Diện tích cây công nghiệp hàng năm 156,3ha - tăng 1,17% so với năm 2007.
Trong năm, phát triển 24 tàu thuyền có công suất bình quân trên 90CV/chiếc, nâng tổng số tàu thuyền đánh bắt hải sản 2.253 chiếc, với công suất 64.601 CV.
+ Giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 206,42 tỷ đồng, giảm 1,19% so với năm 2007, trong đó: giá trị khai thác thủy sản ước 178,98 tỷ đồng - giảm 1,2%, giá trị nuôi trồng thủy sản 14,68 tỷ đồng - giảm 6,24%, dịch vụ thủy sản 12,76 tỷ đồng - tăng 59,63% (do sản lượng và giá tôm hùm tăng cao).
+ Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước thực hiện 29.731 tấn (giảm 3,57% so với năm 2007). Trong đó: sản lượng thuỷ sản khai thác ước thực hiện 29.387 tấn, giảm 4,68% so với cùng kỳ và đạt 83,96% kế hoạch năm 2008 (35.000 tấn).
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước thực hiện 344 tấn - giảm 16,3% so với năm 2007; trong đó: thu hoạch tôm 228 tấn - giảm 7,4%, cua 60 tấn - tăng 66,2%, cá 56 tấn - tăng 46,9% so với năm 2007. Diện tích nuôi trồng ước đạt 464,6ha - giảm 7,82% (do triển khai các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn làm giảm diện tích sản xuất);
Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2009:
- Tổng sản phẩm địa phương (GDP): tăng từ 14,5% - 15%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN: tăng 19%.
- Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ: tăng trên 14%.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu: trên 350 triệu USD.
- Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản: tăng 3%.
- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn: dưới 11%.
- Tỷ suất sinh: giảm 0,1‰.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo: dưới 3% (theo tiêu chí hiện nay)
- Tổng thu ngân sách: 666,942 tỷ đồng (trong đó Cục thuế thu 397,700 tỷ đồng; Chi cục thuế thành phố quản lý thu 222,320 tỷ đồng; tiền sử dụng đất do thành phố quản lý 40 tỷ đồng; kinh phí bổ sung trong kế hoạch từ ngân sách tỉnh 4,092 tỷ đồng).
Nguồn: Văn phòng UBND Thành phố Quy Nhơn
» Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng (21/09/2024)
» Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định (29/08/2024)
» Hội thảo khu vực Duyên hải miền Trung “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” (23/08/2024)
» Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh: Chậm chân sẽ mất cơ hội ! (16/05/2024)
» Bình Định thuộc Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023 (09/05/2024)
» Bình Định tổ chức Giải đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM-ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024 (11/03/2024)
» Bình Định cải cách mạnh mẽ trong giải quyết thủ tục đầu tư (09/11/2023)
» Bình Định lên kế hoạch đấu thầu, đấu giá nhiều dự án lớn trong năm 2023 (26/09/2023)
» Tỉnh Bình Định làm việc với đoàn doanh nghiệp Italy (16/09/2023)
» Bình Định thu hút thêm nhà đầu tư từ Hàn Quốc (30/08/2023)