11/12/2008
Sáng nay ngày 11/6/2008, Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hoàng Hà và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc đã chủ trì buổi gặp mặt đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm trực tiếp nghe các doanh nghiệp phản ánh, đề đạt ý kiến, qua đó có biện pháp kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc hiện nay của doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh nhà. Tham dự buổi gặp mặt này có hơn 60 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại trên địa bàn và thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan.
Sáng nay ngày 11/6/2008, Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hoàng Hà và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc đã chủ trì buổi gặp mặt đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm trực tiếp nghe các doanh nghiệp phản ánh, đề đạt ý kiến, qua đó có biện pháp kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc hiện nay của doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh nhà. Tham dự buổi gặp mặt này có hơn 60 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại trên địa bàn và thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan.
Tại đây, các doanh nghiệp nêu ra một số vướng mắc và đề đạt các kiến nghị của mình xung quanh việc chậm giải phóng mặt bằng, lãi suất vay từ các ngân hàng biến động mạnh, cước vận tải cao… và đã được đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh giải đáp thấu đáo.
Để đối phó với tình hình khó khăn hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hoàng Hà cho rằng: (1) Mọi người đều phải tích cực hưởng ứng 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát do Chính phủ đưa ra, (2) từng doanh nghiệp phải chủ động khắc phục khó khăn, tận dụng nguyên liệu sẵn có trong nước sản xuất được để hạn chế nhập khẩu, (3) củng cố hoạt động của các Hiệp hội ngành nghề đã thành lập và thành lập thêm các Hiệp hội mới như Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác chế biến đá, (4) thực hiện phương châm mặt bằng chờ doanh nghiệp chứ không để tình trạng doanh nghiệp chờ mặt bằng, do vậy các bộ phận liên quan đến giải phóng mặt bằng phải có kế hoạch làm việc từ đầu năm và phải thực hiện bằng được kế hoạch đó, (5) Ngân hàng Nhà nước tỉnh và các ngân hàng thương mại phải tuân thủ mọi quy định về chính sách tiền tệ, đồng thời phải có đề xuất, kiến nghị các giải pháp theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp, (6) Điện lực Bình Định ưu tiên không cắt điện đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, (7) ưu tiên bố trí đất trồng rừng thương mại cho các doanh nghiệp, (8) ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp có đăng ký, không hạn chế số lượng người tham gia, (9) giám đốc các doanh nghiệp phải có những chính sách quyết liệt (lương, bảo hiểm và các chế độ khác) để giữ chân lao động của mình. Ngoài ra, các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết nhanh chóng mọi yêu cầu của các doanh nghiệp.
» Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng (21/09/2024)
» Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định (29/08/2024)
» Hội thảo khu vực Duyên hải miền Trung “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” (23/08/2024)
» Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh: Chậm chân sẽ mất cơ hội ! (16/05/2024)
» Bình Định thuộc Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023 (09/05/2024)
» Bình Định tổ chức Giải đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM-ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024 (11/03/2024)
» Bình Định cải cách mạnh mẽ trong giải quyết thủ tục đầu tư (09/11/2023)
» Bình Định lên kế hoạch đấu thầu, đấu giá nhiều dự án lớn trong năm 2023 (26/09/2023)
» Tỉnh Bình Định làm việc với đoàn doanh nghiệp Italy (16/09/2023)
» Bình Định thu hút thêm nhà đầu tư từ Hàn Quốc (30/08/2023)