01/04/2014
Tuynhiên, phương án này đòi hỏi phải cân nhắc vấn đề ô nhiễm môi trường và các vấnđề xã hội sẽ nảy sinh, đòi hỏi phải có những biện pháp quản lý phù hợp.
Mộttrong số đó là bảo vệ TP.Quy Nhơn và vùng phụ cận khỏi những ảnh hưởng trựctiếp của KCN, đồng thời chia sẻ lợi ích từ các KCN nhằm phát triển vùng đô thịQuy Nhơn vững mạnh, ổn định.
Kịchbản thứ 2 được Arep Ville gọi là “Biển và thương mại – phát triển hài hòa”.Phương án này nhấn mạnh sự phát triển hài hòa, khai thác các yếu tố biển vàthương mại biển, trong đó tập trung vào lĩnh vực dịch vụ cảng biển và dịch vụdu lịch.
Theođó, Khu công nghiệp Nhơn Hội phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp công nghệcao kết hợp với các khu nghiên cứu, nhà ở xã hội. TP Quy Nhơn sẽ tập trung pháttriển nhà ở hỗn hợp, nhà ở kết cấu thương mại. Hướng đến phát triển hài hòa,hiện đại, thân thiện…
Ở kịchbản thứ 3, Arep Ville hướng đến phát triển Quy Nhơn cân bằng có trọng tâm. Theođó, KKT Nhơn Hội vẫn duy trì đà phát triển theo quy mô đã quy hoạch, trọng tâmlà dịch vụ cảng biển và công nghiệp nhẹ.
Bêncạnh đó, phát huy mọi tiềm năng của du lịch , hình thành hành lang du lịch kếtnối với các điểm du lịch xung quanh TP Quy Nhơn, hướng đến phát triển Quy Nhơnmột cách cân bằng mạnh về dịch vụ, đa dạng về văn hóa, thành phố sống tốt.
Sau khinghe nhà tư vấn giới thiệu ba kịch bản để quy hoạch thành phố Quy Nhơn, Trưởng Bannội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh tham gia Hội thảo với tư cách là Trưởngban điều phối Vùng duyên hải miền Trung cho rằng, ý tưởng quy hoạch trên hếtsức táo bạo.
Theoông Thanh, với quy hoạch cỡ đó thì Quy Nhơn có thể nhắm đến trở thành thành phốtrực thuộc trung ương, tuy nhiên không nên nói ra, vì nói ra dân sẽ phân tâm.
“Tôinghĩ có trở thành thành phố trực thuộc trung ương thì mới có động lực để pháttriển, thôi thì đừng nói ra, vì nó còn xa xôi quá”, ông Thanh nói.
ÔngThanh nhận xét, ý tưởng quy hoạch Quy Nhơn là ý tưởng đúng, nhưng vẫn còn nhiềubất cập, bởi lẽ Quy Nhơn ở phía nam gần như hết đất, phía tây thì bị núi chắn,phía đông là biển, duy nhất chỉ còn phía bắc, nên gọi là quy hoạch bắc tiến như“Quang Trung bắc tiến”
“Tuynhiên, phía bắc tiến ra thì gặp lũ, bây giờ nên nghĩ đến bài toán tránhlũ như thế nào, chứ đô thị nằm trong vùng lũ rất phức tạp” ông Thanh đắn đo.
TrưởngBan nội chính cũng cho rằng, về cái lõi của đô thị quy nhơn, quy hoạch cũngchưa tỏ, cho nên đề nghị các nhà hoạch định cần nghiên cứu sâu hơn về cái lõicủa Quy Nhơn.
“Muốnnhư vậy thì cần phải có những giải pháp hết sức đột phá, hết sức táo bạo và sẽcó nhiều quan điểm khác nhau và đụng chạm đến nhiều người”, ông Thanh nhắc nhở.
Theoquan điểm cá nhân ông Thanh, chỗ làng phong (phường Ghềnh Ráng) cần di dời (vìvị trí đó đẹp, sát biển - PV), thậm chí trường đại học Quy Nhơn, kể cả trườngtiểu học Trần Phú dọc chỗ này (đường ven biển TP.Quy Nhơn) là phải di chuyểnhết, để sắp xếp lại để xây dựng khu vực trung tâm cho TP.Quy Nhơn.
ÔngThanh cũng nói thêm, chúng ta muốn nhiều thứ mà không chịu hi sinh thì khó làm,vấn đề còn lại là nghĩ xem bố trí ở đâu? bố trí thế nào? chỉ cần sai quy hoạchmột chút là giảm tính hiệu quả, không thể tính hết được.
“Tôicũng cảm kích ý kiến của một số nhà quy hoạch, và cho rằng, đưa công côngnghiệp lọc hóa dầu Nhơn Hội vào quy hoạch và nói sẽ bố trí hài hòa thế này, thếkia, đó là mong muốn của chúng ta”, ông Thanh nói
Nhưngthứ này (công nghiệp lọc hóa dầu) thì du lịch lại kị, không đơn giản chỉlà lọc hóa dầu, mà đi kèm nó là mấy chục nhà máy và có thể là hàng trăm nhà máyvà hàng loạt sản phẩm ra đời..
“Muốnbiến TP.Quy Nhơn thành thành phố công nghiệp, thành phố du lịch - dịch vụ,nhưng khi nhà máy lọc dầu mấy chục tỷ đô mọc lên thì chúng ta phải lo lắngnhiều thứ lắm, chứ không đơn giản đâu, cho nên có những thứ mình không tínhhết”, ông Thanh nói.
Cũngtheo ông Thanh, vấn đề lớn đối với Bình Định hiện nay là quy hoạch đã ổn chưa?Hay vẫn còn nghiên cứu tiếp? Đã quy hoạch rồi thì phải làm, đời này chúng takhông làm được thì sau này con cháu chúng ta làm.
Ý tưởngquy hoạch cũng chỉ mới là ý tưởng, còn làm thế nào thì chúng ta cần phải phânkỳ thành mỗi kỳ10 năm để cụ thể và chi tiết hóa ra.
Vấn đềtiếp theo là tiền ở đâu để làm? Quy hoạch rất hay nhưng tiền đâu làm? Làm khudu lịch thì doanh nghiệp bỏ tiền ra làm, mình chỉ tạo điều kiện cho doanhnghiệp làm, nhưng mà đầu tư hạ tầng đô thị thì cực kỳ tốn kém, nguồn lực ở đâu?
"Cácđồng chí thử tính từ năm 2004 (quy hoạch 2004) đến bây giờ, 10 năm trôi qua,chúng ta cũng đã thực hiện được một số việc, nhưng chỉ được khoảng 30%, còn 70%còn lại là mênh mông, vì chúng ta không có tiền.
Đầu tưđô thị theo kiểu này thì nó dàn trải, kéo dài tốn kém ghê gớm, mặc dù chúng tamong muốn như thế nhưng còn phụ thuộc vào tiềm lực của chúng ta nữa”, ông Thanhlý giải.
Theoông Thanh, quy hoạch lần này của Quy Nhơn đến tận năm 2035, nếu không phân kỳ10 năm một lần để làm mang tính đột phá, tạo động lực thúc đẩy, thì sẽ gặp khókhăn.
ÔngThanh cũng khẳng định, quy hoạch là phải phân khu cho rõ ràng, phân kỳ cụ thểvà chọn những điểm nào để làm động lực để thúc đẩy, nếu trung tâm Quy Nhơnkhông được giải tỏa và sắp xếp lại để sử dụng đất hết sức tiết kiệm thì sẽ rấtkhó khăn.
Cuốicùng, ông Thanh cho rằng, Bình Định nói về Quy Nhơn ít quá, muốn cóthương hiệu Quy Nhơn tốt hơn thì nói đến Quy Nhơn nhiều hơn để nhiều người biếtđến, trong khi Quy Nhơn nhiều tiềm năng, nhiều lợi thế có điều kiện phát triển.
Đánhgiá về quy hoạch Quy Nhơn, Tiến sỹ Trần Du Lịch cho rằng, cần phải nhận diện đôthị Quy Nhơn và cần phải đầu tư kết cấu hạ tầng, đưa Quy Nhơn phát triển.
Vấn đềe ngại trong việc phát triển đô thị Quy Nhơn gắn liền với Khu kinh tế Nhơn Hội,nơi được quy hoạch có tổ hợp lọc hóa dầu quy mô lớn, TS Lịch cho rằng, nghĩviệc phát trển bền vững là phát triển những lĩnh vực không gây nguy hại là chưađúng, mà phải nói rằng, phát triển những lĩnh vực có ít tác động đến môitrường.
“Singaporecũng có tổ hợp lọc hóa dầu 30 triệu tấn, lớn nhất Đông Nam Á, cũng có hệ thốngcảng biển vào hạng lớn ở Châu Á, nhưng tại sao họ vẫn phát triển trở thànhthành phố xanh – sạch, thân thiện với môi trường tốt nhất Châu Á hiện nay”, TS.Lịch ví dụ.
TS.Lịch khẳng định, vấn đề ở đây là chúng ta cần phải quy hoạch như thế nào, bốtrí như thế nào để đảm bảo sự phát triển hài hòa, hỗ trợ lẫn nhau, cân bằng vàgiảm thiểu rủi ro để hướng đến phát triển đô thị bền vững.
TheoTS. Lịch, Quy Nhơn cần phải xây dựng một hướng đi rõ ràng, có mục tiêu để pháttriển, nâng tầm thương hiệu Quy Nhơn.
“Chẳnghạn như Đà Nẵng, tại sao người ta gọi đó là “thành phố đáng sống", đóchính là thương hiệu và mục tiêu mà hướng đến, Quy Nhơn cũng vậy, cần phải địnhvị và xây dựng môt hướng đi cụ thể, chẳng hạn như “Quy Nhơn – Thành phố sốngtốt” có ổn không?", Tiến sỹ Lịch góp ý.
NT (Nguồn: baodautu.vn)
» Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 (10/01/2025)
» Năm 2024, lượng vốn đăng ký đầu tư vào Bình Định tăng cao (31/12/2024)
» Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng (21/09/2024)
» Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định (29/08/2024)
» Hội thảo khu vực Duyên hải miền Trung “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” (23/08/2024)
» Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh: Chậm chân sẽ mất cơ hội ! (16/05/2024)
» Bình Định thuộc Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023 (09/05/2024)
» Bình Định tổ chức Giải đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM-ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024 (11/03/2024)
» Bình Định cải cách mạnh mẽ trong giải quyết thủ tục đầu tư (09/11/2023)
» Bình Định lên kế hoạch đấu thầu, đấu giá nhiều dự án lớn trong năm 2023 (26/09/2023)