02/01/2013
Năm 2012, tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Quy Nhơn (CQN) đạt trên 5,7 triệu tấn, tăng gần 4% so với năm 2011. Trong tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD), xuất nhập khẩu ảnh hưởng khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước, đây là con số tăng trưởng rất đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên (CBCNV) CQN. Ảnh: Tàu nước ngoài làm hàng container tại Cảng Quy Nhơn.
Năm 2012, tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Quy Nhơn (CQN) đạt trên 5,7 triệu tấn, tăng gần 4% so với năm 2011. Trong tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD), xuất nhập khẩu ảnh hưởng khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước, đây là con số tăng trưởng rất đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên (CBCNV) CQN. Ảnh: Tàu nước ngoài làm hàng container tại Cảng Quy Nhơn.
Theo ông Nguyễn Hữu Phúc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV CQN: Trong quá trình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2012, tuy gặp nhiều khó khăn bởi vẫn còn ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, song Ban lãnh đạo CQN đã chủ động xây dựng nhiều phương án SXKD phù hợp và hiệu quả, tạo được uy tín với khách hàng, giữ được khách hàng truyền thống, tăng khách hàng mới, tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng, tăng doanh thu và lợi nhuận, ổn định được việc làm, thu nhập cho CBCNV.
Ban lãnh đạo CQN đã đến thăm hầu hết các chủ hàng, chủ tàu, cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng và các đối tác; đề ra nhiều giải pháp thiết thực, như cho khách hàng lưu bãi container 20 ngày miễn phí; khách hàng truyền thống được ưu tiên giải phóng tàu nhanh, giảm được chi phí cho chủ tàu; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động làm hàng…, từ đó củng cố niềm tin và tạo được sự gắn kết giữa chủ tàu, chủ hàng với CQN, hai bên cùng có lợi.
Riêng về đầu tư xây dựng cơ bản, trong năm, bằng nguồn vốn tự có, CQN đã đầu tư trên 25 tỉ đồng nạo vét thủy diện cầu tàu, cải tạo kho hàng CFS, nâng cấp đường nội bộ, cải tạo khu văn phòng làm việc của công ty, đầu tư mới trạm cân ô tô 100 tấn, đầu tư xe nâng kẹp gỗ, xe cẩu bánh xích 80 tấn, khung chụp container, gia công chế tạo công cụ xếp dỡ hàng rời…
Công tác tổ chức sản xuất, khai thác cầu bến được điều chỉnh hợp lý hơn nên năng suất lao động tăng nhanh, đảm bảo tiến độ giải phóng tàu và đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng. Đặc biệt, nhằm đưa được tàu có trọng tải lớn cập cảng làm hàng để giảm chi phí cho khách hàng, CQN đã thực hiện kiểm định cầu bến đáp ứng các tàu hàng có trọng tải đến 25.000 DWT giảm tải ra vào cầu 350m; tàu hàng có trọng tải đến 20.000DWT ra vào cầu cảng 174m; tàu hàng đến 50.000DWT (giảm tải) vào làm hàng tại cầu cảng 30.000DWT hiện hữu, được Bộ GT-VT và Cục Hàng hải chấp thuận và đã đưa vào khai thác. Mới đây, CQN đã đón thành công tàu trọng tải gần 50.000DWT vào làm hàng dăm gỗ của các doanh nghiệp Bình Định xuất đi Hàn Quốc.
Theo quy hoạch, đến năm 2015 CQN mới có thể vận hành đón tàu 50.000DWT, thì nay cảng đã đi trước 3 năm. Theo công suất thiết kế, hiện nay CQN chỉ đáp ứng sản lượng 2,2 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng/năm, song để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của khu vực, với cách làm năng động, sáng tạo và hiệu quả, hiện sản lượng hàng hóa thông qua cảng đã vượt công suất thiết kế đến gần 3 lần, là một trong số ít cảng trên toàn quốc có hiệu quả khai thác cầu bến khá cao. Đây là sự nỗ lực vượt bậc của Ban lãnh đạo và CBCNV CQN. Nhiều năm liền, CQN luôn dẫn đầu về sản lượng hàng hóa thông qua hàng năm cùng các chỉ số chuyên môn khác so với các cảng khu vực miền Trung.
Bên cạnh tăng cường chỉ đạo công tác SXKD, Ban lãnh đạo CQN đã có nhiều thay đổi tích cực trong công tác tổ chức quản lý, điều hành công ty; ban hành và sửa đổi các quy chế, quy định phù hợp với tình hình tổ chức sản xuất của công ty, đạt được sự đồng thuận cao của toàn thể CBCNV, góp phần hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch được giao.
Về việc phát triển CQN- một trong những cảng trọng điểm quốc gia- trong thời gian đến, ông Nguyễn Hữu Phúc cho biết: Nhằm đáp ứng yêu cầu đến năm 2020 CQN đạt sản lượng 15 triệu tấn trở lên/năm; sau năm 2020 đạt sản lượng 20 triệu tấn trở lên/năm, đồng thời nắm bắt vận hội mới khi quốc lộ 19 được nâng cấp hoàn chỉnh, tăng nguồn hàng từ khu vực Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia thông qua CQN, hiện công ty đang xây dựng Đề án quy hoạch CQN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng mở rộng không gian cảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã lưu ý UBND tỉnh tạo điều kiện mở rộng CQN, để cảng tiếp tục phát huy lợi thế, phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Định và các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Năm 2012, tổng sản lượng hàng hóa thông qua CQN đạt trên 5,7 triệu tấn, tăng gần 4% so với năm 2011; trong đó hàng xuất khẩu trên 3,537 triệu tấn, hàng nhập khẩu trên 777 ngàn tấn, còn lại là hàng nội địa. Sản lượng hàng container thông qua cảng đạt 63.035 Teu, tăng 0,78%. Tổng doanh thu gần 400 tỉ đồng, tăng 19%. Lợi nhuận 21,5 tỉ đồng, tăng hơn 14,3%. Nộp ngân sách nhà nước 24 tỉ đồng, tăng 6,81%. Thu nhập bình quân của CBCNV trên 12 triệu đồng/người/tháng, tăng 8,4% so với năm 2011.
» Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 (10/01/2025)
» Năm 2024, lượng vốn đăng ký đầu tư vào Bình Định tăng cao (31/12/2024)
» Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng (21/09/2024)
» Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định (29/08/2024)
» Hội thảo khu vực Duyên hải miền Trung “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” (23/08/2024)
» Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh: Chậm chân sẽ mất cơ hội ! (16/05/2024)
» Bình Định thuộc Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023 (09/05/2024)
» Bình Định tổ chức Giải đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM-ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024 (11/03/2024)
» Bình Định cải cách mạnh mẽ trong giải quyết thủ tục đầu tư (09/11/2023)
» Bình Định lên kế hoạch đấu thầu, đấu giá nhiều dự án lớn trong năm 2023 (26/09/2023)