01/10/2012
9 tháng đầu năm 2012, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công của Châu Âu, các nước Châu Âu áp dụng các hàng rào kỹ thuật nhằm bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Do ảnh hưởng tình hình thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cả nước nói chung và Bình Định nói riêng gặp rất nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp phải hạn chế sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành gỗ, mặt hàng phụ thuộc phần lớn vào thị trường Châu Âu...
9 tháng đầu năm 2012, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công của Châu Âu, các nước Châu Âu áp dụng các hàng rào kỹ thuật nhằm bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Do ảnh hưởng tình hình thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cả nước nói chung và Bình Định nói riêng gặp rất nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp phải hạn chế sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành gỗ, mặt hàng phụ thuộc phần lớn vào thị trường Châu Âu. Bên cạnh đó, trong nước giá nguyên, nhiên vật liệu nhiều ngành sản xuất tăng cao cùng với việc khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn với các doanh nghiệp trong việc tiếp tục kinh doanh và tái sản xuất... Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, kiềm chế lạm phát và suy giảm kinh tế, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp và sự năng động, nỗ lực của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên hoạt động của xuất khẩu của tỉnh trong tháng 9 tháng đầu năm 2012 đã đạt được một số kết quả sau:
Tình hình xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 9 tháng đầu năm 2012 ước thực hiện 365 triệu USD, đạt 71,6 kế hoạch năm, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2011 (312,5 triệu USD).
Nhóm hàng nông sản ước thực hiện 78,5 triệu USD, chiếm tỉ trọng 21,5%, đạt 98,1% kế hoạch năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2011. Nhóm hàng lâm sản ước thực hiện 147,4 triệu USD, chiếm tỉ trọng 40,4%, đạt 53,6% kế hoạch năm, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2011. Nhóm hàng thủy hải sản ước thực hiện 38,5 triệu USD, chiếm tỉ trọng 10,5%, đạt 96,2% kế hoạch năm, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2011. Nhóm hàng khoáng sản và vật liệu xây dựng ước thực hiện 63,8 triệu USD, chiếm tỉ trọng 17,5%, đạt 127,6% kế hoạch năm, tăng 132,3% so với cùng kỳ năm 2011. Nhóm công nghiệp chế biến tiêu dùng ước thực hiện 36,9 triệu USD, chiếm tỉ trọng 10,1%, đạt 105,5% kế hoạch năm, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2011.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có khối lượng tăng so với cùng kỳ năm 2011 đã tăng KNXK 77,4 triệu USD gồm: sắn lát, gỗ tinh chế nội thất, hải sản các loại, tinh quặng Ilmenite, xỉ titan, sản phẩm may mặc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có khối lượng giảm so với cùng kỳ năm 2011 đã giảm KNXK 51,5 triệu USD gồm: gạo nếp các loại, gỗ tinh chế ngoại thất, dăm bạch đàn, giày dép các loại.
Thị trường xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012 hàng hóa của tỉnh đã xuất khẩu trực tiếp qua 5 châu lục gồm 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Châu Á 25 quốc gia, ước đạt 201,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 56,4% (tăng 32,7%); Châu Âu 29 quốc gia, ước đạt 125,4 triệu USD, chiếm 35% (tăng 2,9%); Châu Mỹ 7 quốc gia, ước đạt 11,7 triệu USD, chiếm 3,3% (tăng 11,6%); Châu Đại Dương 2 quốc gia, ước đạt 4,5 triệu USD, chiếm 3,3% (giảm 8,1) và Châu Phi 9 quốc gia, ước đạt 7 triệu USD chiếm 1,9% (giảm 19,6%) so với cùng kỳ. Một số thị trường truyền thống như: Trung Quốc 92,7 triệu USD, Nhật Bản 42,7 triệu USD, Đức 34,2 triệu USD, Pháp 24,1 triệu USD, Anh 19 triệu USD, Mỹ 8,6 triệu USD, Úc 10,7 triệu USD…
Tình hình nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) 9 tháng đầu năm 2012 ước thực hiện 120,3 triệu USD, đạt 66,8% kế hoạch năm, tăng 27,8 % so với cùng kỳ năm trước. Hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên vật liệu và máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu. Trong đó nhóm nguyên, nhiên vật liệu ước thực hiện 115,7 triệu USD, chiếm 96,1% tổng KNNK, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: gỗ các loại khối lượng 129,7 nghìn m3 (giảm 29,9%); hải sản cấp đông khối lượng 5,8 nghìn tấn (tăng 51,3%); nguyên liệu sản xuất thuốc giá trị 6,9 triệu USD (giảm 0,4%); phân bón cái loại khối lượng 109 nghìn tấn (tăng 110%); nguyên phụ liệu may 4,9 triệu USD… Nhóm máy móc thiết bị, xe cộ, phụ tùng khác ước 4,7 triệu USD giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2011.
Những hạn chế tồn tại
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ ,sức cạnh tranh cũng như năng lực sản xuất yếu, thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh không thể cơ cấu lại mặt hàng xuất khẩu; một số doanh nghiệp chậm đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm; việc tiếp thị quảng bá, xúc tiến thương mại, đăng ký nhãn mác, xây dựng thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, HACCP,…chưa thật quan tâm đúng mức, làm cho sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của tỉnh trên thị trường thấp; Hoạt động của một số hiệp hội ngành hàng trên địa bàn tỉnh chưa phát huy mạnh mẽ, thiếu sự hợp tác liên kết phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong thu mua nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu bị khách hàng ép giá trong các hợp đồng xuất khẩu.
Một số giải pháp để đạt được chỉ tiêu xuất khẩu Quý IV và cả năm 2012
Tập trung triển khai có hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ, Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ, hỗ trợ tín dụng đầu tư, duy trì mức lạm pháp thấp và tiếp tục giảm lãi suất ngân hàng nhằm góp phần giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp về vốn và thị trường; Hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo lao động trong các doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, may mặc, thủy sản; Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, tăng năng lực sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ; Thúc đẩy các doanh nghiệp tự nguyện hợp tác liên kết, hình thành những doanh nghiệp có quy mô lớn, làm đối tác chính trong việc đàm phán, ký kết với các đối tác nước ngoài, thống nhất điều hành từ khâu nguyên liệu vật tư đến sản xuất, chế biến và giao hàng; Thông qua các Hiệp hội ngành hàng để phối hợp và tăng sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của tỉnh trên thị trường quốc tế tham gia tích cực việc giải quyết các tranh chấp về rào cản kỷ thuật gây bất lợi cho hàng hóa xuất khẩu của tỉnh; Tiếp tục liên hệ với các Thương vụ Thị trường ngoài nước hỗ trợ công tác dự báo thị trường, phổ biến kịp thời thông tin thị trường thế giới, nhất là đối với các thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, hỗ trợ việc áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả việc quảng bá và bảo hộ thương hiệu xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng tại nước ngoài./.
Trương Chương
» Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 (10/01/2025)
» Năm 2024, lượng vốn đăng ký đầu tư vào Bình Định tăng cao (31/12/2024)
» Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng (21/09/2024)
» Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định (29/08/2024)
» Hội thảo khu vực Duyên hải miền Trung “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” (23/08/2024)
» Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh: Chậm chân sẽ mất cơ hội ! (16/05/2024)
» Bình Định thuộc Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023 (09/05/2024)
» Bình Định tổ chức Giải đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM-ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024 (11/03/2024)
» Bình Định cải cách mạnh mẽ trong giải quyết thủ tục đầu tư (09/11/2023)
» Bình Định lên kế hoạch đấu thầu, đấu giá nhiều dự án lớn trong năm 2023 (26/09/2023)