28/07/2008
Bên lề Festival Tây Sơn - Bình Định, Liên hoan nghệ thuật tuồng truyền thống toàn quốc 2008 do Cục Nghệ thuật biểu diễn, Sở VHTTDL Bình Định tổ chức sẽ khai mạc tại Quy Nhơn tối nay - 25.7.
Bên lề Festival Tây Sơn - Bình Định, Liên hoan nghệ thuật tuồng truyền thống toàn quốc 2008 do Cục Nghệ thuật biểu diễn, Sở VHTTDL Bình Định tổ chức sẽ khai mạc tại Quy Nhơn tối nay - 25.7.
Liên hoan kéo dài đến 30.7, quy tụ hơn 400 diễn viên. Đây được coi là một trong những sự kiện lớn nhằm "kiểm định" nỗ lực bảo tồn di sản tuồng truyền thống.
Có 8 vở diễn góp mặt tại liên hoan nhờ công phu dàn dựng của 7 đoàn nghệ thuật tuồng chuyên nghiệp... sót lại, gồm "Nữ tướng Đào Tam Xuân", "Triệu Đình Long cứu chúa" (Nhà hát tuồng VN); "Trầm hương các" (Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh); "Diễn võ đình" (Nhà hát tuồng Đào Tấn); "Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu" (Nhà hát nghệ thuật hát bội TPHCM); "Thanh gươm hát bội" (Nhà hát nghệ thuật truyền thống Khánh Hoà); "Đào Duy Từ" (Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế); "Sơn Hậu" (Đoàn nghệ thuật tuồng Thanh Hoá).
Con số 7 tạo cảm giác ngậm ngùi ít nhiều đối với những người trong giới, bởi theo Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương, đã diễn ra một cuộc rơi rụng đáng xót xa, quan ngại nếu so với 13 đơn vị tuồng chuyên nghiệp trong toàn quốc trước kia.
8 vở diễn mang đến liên hoan là sự phân bổ đẹp và ý vị giữa các dòng tuồng: Trước Đào Tấn, của Đào Tấn và tuồng sử. Tất cả đều là tuồng truyền thống hoặc ít nhiều gắn bó với truyền thống. Một cuộc hội ngộ mừng mừng, tủi tủi cho các thế hệ yêu tuồng, làm tuồng, đang cố lèo lái nỗ lực giữ tuồng đi cùng một hướng.
NSND Hoà Bình (Nhà hát tuồng Đào Tấn) xúc động: "Lâu lắm rồi, những người giữ tuồng và mê tuồng mới có dịp quây quần bên nhau trong một không gian vừa ấm áp, gần gũi, vừa bề thế, trang trọng như vậy, nhất là nó diễn ra trên chính quê hương hậu tổ tuồng Đào Tấn".
Phát biểu tại buổi tiếp xúc báo chí sáng 24.7, Cục phó Nguyễn Đăng Chương nói: Bộ VHTTDL trông chờ ở liên hoan một cuộc tôn vinh sáng giá giá trị nghệ thuật tuồng truyền thống. Đây cũng là dịp để chung sức, chung lòng trả lời câu hỏi: Làm cách nào "gìn vàng, giữ ngọc" và phát huy giá trị báu vật tuồng? Làm thế nào để tuồng truyền thống đi vào đời sống đương đại; đặc biệt, lay động được giới trẻ, chủ nhân tương lai của văn hoá dân tộc.
Liên hoan cũng là dịp tổng kết thành quả lưu giữ, phát huy di sản tuồng cha ông. Việc đó, trước nay đã làm, nhưng giờ là lúc xúc tiến một cách có hệ thống, có chiều sâu hơn nhằm giúp Bộ VHTTDL định hướng chính sách quốc gia bảo tồn di sản tuồng truyền thống.
Trong khuôn khổ liên hoan, sáng 30.7, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc sẽ tổ chức cuộc toạ đàm giữa đại diện giới sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu và công chúng yêu tuồng. Chúng tôi coi buổi toạ đàm này là sự khởi động thiết thực trước thềm hội thảo khoa học về tuồng truyền thống - dự kiến diễn ra tại Hà Nội tháng 10 tới"- ông Chương cho biết.
Nguồn: Báo Lao động
» Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng (21/09/2024)
» Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định (29/08/2024)
» Hội thảo khu vực Duyên hải miền Trung “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” (23/08/2024)
» Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh: Chậm chân sẽ mất cơ hội ! (16/05/2024)
» Bình Định thuộc Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023 (09/05/2024)
» Bình Định tổ chức Giải đua thuyền máy Nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O và UIM-ABP AQUABIKE Bình Định Grand Prix 2024 (11/03/2024)
» Bình Định cải cách mạnh mẽ trong giải quyết thủ tục đầu tư (09/11/2023)
» Bình Định lên kế hoạch đấu thầu, đấu giá nhiều dự án lớn trong năm 2023 (26/09/2023)
» Tỉnh Bình Định làm việc với đoàn doanh nghiệp Italy (16/09/2023)
» Bình Định thu hút thêm nhà đầu tư từ Hàn Quốc (30/08/2023)