Xây dựng đảo nhân tại Mũi Tấn rộng gần 13ha
06/12/2010

 

UBND tỉnh vừa có văn bản đồng ý về chủ trương cho Công ty CP Đầu tư và Dịch vu HBC (chủ đầu tư dự án đảo nhân tạo Mũi Tấn) tiếp tục lập quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 có quy mô diện tích quỹ đất ốc đảo là 12,89ha và quỹ đất liền bờ khoảng 1,98ha, hình dáng đảo có hình vỏ sò, cách bờ 125m.

 

UBND tỉnh vừa có văn bản đồng ý về chủ trương cho Công ty CP Đầu tư và Dịch vu HBC (chủ đầu tư dự án đảo nhân tạo Mũi Tấn) tiếp tục lập quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 có quy mô diện tích quỹ đất ốc đảo là 12,89ha và quỹ đất liền bờ khoảng 1,98ha, hình dáng đảo có hình vỏ sò, cách bờ 125m.

Trước đó, Hội thảo khoa học mang tính quốc tế nhằm đánh giá tính khả thi về đảo nhân tạo Mũi Tấn do Công ty CP Đầu tư và Dịch vu HBC tổ chức trong tháng 10/2010 đã được các nhà khoa học, các cơ quan chuyên ngành và lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Định qua các thời kỳ đánh giá cao ngay tại hội thảo, sau đó các nhà khoa học và các cơ quan này cũng đã có ý kiến chính thức bằng văn bản trên cơ sở nghiên cứu khả thi của Tập đoàn Royal Haskoning – Hà Lan.

Đảo nhân tạo Mũi Tấn là 1 trong 2 khu thuộc Dự án Khu du lịch Mũi Tấn - tượng Trần Hưng Đạo. Dự án gồm Khu A xây dựng một ốc đảo ngoài biển với đầy đủ các loại dịch vụ đạt chất lượng quốc tế, đồng thời sử dụng quỹ đất liền bờ làm khu vực hậu cần của ốc đảo bao gồm bãi đỗ xe, nơi tiếp đón và các dịch vụ hỗ trợ khác. Một bến thuyền hiện đại đưa đón du khách tham quan các điểm du lịch biển lân cận như khu du lịch Hải Giang, Life Resort …và đặc biệt đưa bạn đến với khu B, điểm tận cùng của núi Phương Mai vươn mình ra biển. Nơi đây được đầu tư trên diện tích khoảng 5ha, gồm khu bungalow, quảng trường lễ hội, nhà lưu niệm, đền thờ Đức Thánh Trần, thác nước nhân tạo, dịch vụ leo núi… Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 130 triệu USD.

- Cục Hàng Hải Việt Nam: Ủng hộ việc nhà đầu tư nghiên cứu xây dựng một ốc đảo nhân tạo tại khu vực Mũi Tấn với kiến trúc và ý tưởng độc đáo, hiện đại, tạo thành điểm du lịch hấp dẫn, khai thác lợi thế và tiềm năng kinh tế biển của tỉnh Bình Định. Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng dự án có tính khả thi và không ảnh hưởng đến việc bồi lắng, đảm bảo khoảng cách an toàn đến luồng tài vào cảng Quy Nhơn.

- PGS. TS Trịnh Việt An, Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam: Đảo nhân tạo Mũi Tấn là ý tưởng độc đáo, tuyệt vời làm tăng thêm vẻ đẹp vốn có của bờ biển Quy Nhơn và sự hấp dẫn du lịch của tỉnh Bình Định trong việc khai thác tiềm năng kinh tế biển. Đảo không làm ảnh hưởng mà còn góp phần cải thiện điều kiện giao thông thủy của luồng tàu quốc gia 30.000 DWT hiện tại và 50.000 DWT trong tương lai; không ảnh hưởng đến thoát lũ đầm Thị Nại; cải thiện tốt hơn điều kiện môi trường khu vực ven biển.

- PGS. TS Đinh Quang Cường, Viện Trưởng Viện Xây dựng công trình biển: Chủ đầu tư đã khéo kết hợp ý tưởng xây dựng đảo nhân tạo với những nghiên cứu kiến trúc nhằm ghi lại dấu ấn lịch sử một vùng đất địa linh nhân kiệt của Quang Trung – Nguyễn Huệ, với di tích lịch sử Bãi Nhạn, tượng Trần Hưng Đạo, Hàn Mạc Tử…; việc kéo dài Mũi Tấn ra biển, ngoài ý tưởng để tăng thêm qũy đất ven bờ biển còn phù hợp với một ý tưởng mang tính khoa học độc đáo. Mũi đất được kéo dài như một công trình hướng dòng giúp cải thiện điều kiện thoát lũ và cải thiện điều kiện giao thông thủy của khu vực. 

- GS. TS Lương Phương Hậu, Trường ĐH Xây dựng: Đảo nhân tạo Mũi Tấn là một công trình có ý tưởng sáng tạo độc đáo, sẽ là điểm nhấn ấn tượng làm phong phú thêm nội dung du lịch của thành phố Quy Nhơn.

 

 

NB