Sau hơn 3 năm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, trong đó có Bình Định, đã từng bước hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT). PV Báo Bình Định đã trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ) quanh vấn đề này.
Sau hơn 3 năm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, trong đó có Bình Định, đã từng bước hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT). PV Báo Bình Định đã trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ) quanh vấn đề này.
Bà có thể cho biết kết quả mà Việt
Gia nhập WTO và HNKTQT có cả những tác động tích cực và tiêu cực. Việc gia nhập WTO và HNKTQT đã giúp Việt
Bên cạnh những kết quả đạt được, sau 3 năm gia nhập WTO và HNKTQT, các DN trong nước cũng đương đầu với những tác động tiêu cực và cả những thách thức. Đó là, chúng ta phải chịu áp lực lớn hơn trong việc duy trì NLCT và cạnh tranh ngày khốc liệt. Vì vậy, NLCT của các DN Việt
Bà có ý kiến như thế nào trong việc xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư của các tỉnh, trong đó có Bình Định?
Chúng ta kêu gọi, xúc tiến đầu tư nhưng thường hay chung chung, không cụ thể. Các DN của ta cũng ít quan tâm đến các điều kiện là đối tác đó phải là những nhà đầu tư có năng lực, có công nghệ cao. Đồng thời, các danh mục đầu tư thường dàn trải, thiếu trọng tâm. Nội dung kêu gọi đầu tư thì hầu như tỉnh nào cũng na ná như nhau. Một vấn đề khác là thời gian qua, nhiều tỉnh đua nhau đi ra nước ngoài xúc tiến, kêu gọi đầu tư. Theo tôi, việc mỗi tỉnh tự đi ra nước ngoài để xúc tiến, kêu gọi đầu tư sẽ ít hiệu quả; thay vào đó, cần gắn hoạt động này với các đoàn của Chính phủ, các bộ, ngành của Trung ương. Bởi lẽ, thực ra các nhà đầu tư không mấy quan tâm đến cơ chế, chính sách hay những ưu tiên, ưu đãi của riêng địa phương, mà phải cụ thể: nếu đầu tư lĩnh vực nào đó ở địa phương thì họ sẽ được lợi gì.
Lần trước, bà vào Bình Định khi Khu kinh tế (KKT) Nhơn Hội mới khởi công. Trở lại Bình Định lần này, bà thấy KKT Nhơn Hội như thế nào?
Tôi biết, tỉnh Bình Định đã có nhiều nỗ lực đối với KKT Nhơn Hội, nhất là công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, số nhà đầu tư nước ngoài chính thức vào đầu tư tại KKT phần nào còn “khiêm tốn”. Thực ra, vấn đề này cũng khó có thể lường trước được. Bởi lẽ, một số nhà đầu tư nước ngoài ban đầu có thể đã “nhắm” đến KKT Nhơn Hội, nhưng do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nên họ tạm gác lại ý định ban đầu. Đó cũng là cái không may với Bình Định. Theo tôi, chúng ta cần phải xem xét lại một cách tổng thể. Lâu nay, thường thì chúng ta chỉ nghĩ đến vấn đề ưu đãi về đất đai cho các nhà đầu tư, bởi vì giá đất ở Việt
Với tư cách là một chuyên gia kinh tế, theo bà, tỉnh Bình Định cần làm gì để hội nhập và phát triển?
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế- xã hội và đã có bước tiến đáng ghi nhận, nhất là về môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, các DN Bình Định lại nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, nhất là việc xây dựng, phát triển các khu, cụm công nghiệp; thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài...
Theo tôi, Bình Định cần tiếp tục chú trọng đến việc thu hút đầu tư trong nước. Tất nhiên, khi có “tiếng thơm” rồi thì “tiếng lành đồn xa”, việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ phát triển thuận lợi hơn. Hy vọng rằng sau giai đoạn khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại Bình Định. Và như vậy, Bình Định sẽ vượt qua khó khăn, từng bước hội nhập, phát triển…
Hạnh Nguyên (Theo Báo Bình Định online)