Nút thắt về hạ tầng và nguồn lực có tay nghề, cùng sự cạnh tranh giữa các thị trường mới nổi, sẽ tiếp tục là trở ngại lớn đối với Việt Nam trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian tới. (Ảnh: Hạ tầng Khu Kinh tế Nhơn Hội đã được thi công hoàn chỉnh chuẩn bị sẵn sàng đón các nhà đầu tư)
Nút thắt về hạ tầng và nguồn lực có tay nghề, cùng sự cạnh tranh giữa các thị trường mới nổi, sẽ tiếp tục là trở ngại lớn đối với Việt Nam trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian tới. (Ảnh: Hạ tầng Khu Kinh tế Nhơn Hội đã được thi công hoàn chỉnh chuẩn bị sẵn sàng đón các nhà đầu tư)
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, Việt Nam khá thành công trong việc thu hút dòng vốn FDI từ các tập đoàn, công ty đa quốc gia, song sự hiện diện của các doanh nghiệp trong "Top 500" của thế giới vẫn còn ít so với các nước trong khu vực, như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…
Đơn cử, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu về đầu tư ra nước ngoài, song kể từ khi ký Hiệp định Thương mại song phương Việt
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các nhà đầu tư Hoa Kỳ không mặn mà với thị trường Việt
Trên thực tế, chi phí đầu tư tại các thị trường khác đang tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Theo khảo sát được KPMG thực hiện tại 5 nền kinh tế có sức hút cao trong khu vực là: Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc, nếu như cách đây 10 năm, Thái Lan dẫn đầu về chi phí cho nhân công (gần 1 USD/giờ) và chi phí nhân công tại Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn Việt Nam chút ít, thì hiện nay, Trung Quốc đã dẫn đầu về tiêu chí này và khoảng cách sẽ còn tiếp tục nới rộng trong tương lai. Theo dự báo, đến năm 2015, tại Việt Nam, chi phí nhân công ở mức gần 1,5 USD/người/giờ, trong khi tại Trung Quốc sẽ là 4,5 USD/giờ.
Một lý do nữa tạo sức hút đầu tư cho Việt
Trong khi đó, bà Keiko Kubota, quyền Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra nhiều thách thức đối với Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo, trong đó, bà Keiko Kubota nhấn mạnh đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo bà Keiko Kubota, sự trỗi dậy này có thể khiến các tập đoàn đa quốc gia chuyển hướng đầu tư.
Với viễn cảnh như vậy, bà Keiko Kubota cho rằng, để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam phải liên tục đổi mới, trong đó, tập trung đầu tư vào con người để dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời cải thiện hạ tầng và logistic.
Ở khía cạnh tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Công Ái, đại diện của KPMG Việt Nam cho biết, nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến mảng dịch vụ, nên Việt Nam cần tạo điều kiện để dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn, nhất là dịch vụ công nghệ cao, bởi đây là lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao và đào tạo được đội ngũ nhân lực phát triển theo hướng bền vững.
Hạnh Nguyên
(Theo Đầu tư điện tử)