Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã yêu cầu các doanh nghiệp hoặc dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải báo cáo tình hình triển khai hoạt động đầu tư trước ngày 10/9.
Cụ thể, các doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư có số vốn đăng ký trên 1 tỉ USD, dự án sử dụng nhiều đất (trên 5ha đất đô thị hoặc 50ha đối với các loại đất khác), dự án khai thác chế biến khoáng sản và dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đều phải báo cáo
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã yêu cầu các doanh nghiệp hoặc dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải báo cáo tình hình triển khai hoạt động đầu tư trước ngày 10/9.
Cụ thể, các doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư có số vốn đăng ký trên 1 tỉ USD, dự án sử dụng nhiều đất (trên 5ha đất đô thị hoặc 50ha đối với các loại đất khác), dự án khai thác chế biến khoáng sản và dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đều phải báo cáo các thông tin như tiến độ triển khai thực hiện dự án; góp vốn; lao động; việc tuân thủ các quy định của giấy chứng nhận đầu tư; pháp luật về môi trường, đất đai, thuế...
Trong thời gian gần đây, hàng loạt dự án FDI đăng ký hàng tỉ USD đã bị rút giấy phép đầu tư do không đủ năng lực tài chính. Không ít các dự án hiện nay đang có vấn đề như siêu dự án thép 16 tỉ USD, chủ đầu tư là Formosa – Đài Loan đã xin Thủ tướng miễn hạn mức tín dụng, miễn thuế nhập khẩu, thuế nhà thầu… với lý do nếu không nhận được những hỗ trợ này thì dự án sẽ không thể thực hiện được vì thiếu vốn.
Dự án thép Guang Lian Dung Quất sau 4 lần đổi giấy chứng nhận đầu tư, giờ lại tăng vốn, tăng công suất, tăng diện tích đất và kèm theo đó là tăng tiến độ lên 4 năm nữa…
Các chuyên gia cho rằng, cùng với việc xem xét mức độ phù hợp của từng dự án thì vấn đề nâng cao năng lực cán bộ quản lý FDI trong khâu thẩm định, thẩm tra dự án là điều rất quan trọng nhằm hạn chế những rủi ro.
Nguồn: SGTT