"Đây là thời điểm “vàng” cho các nhà đầu tư vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”. Đó là khẳng định của ông Trịnh Minh Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung với phóng viên báo Kinh tế Việt
Đồng thời, cũng là khẳng định của nhiều chuyên gia khi đánh giá về tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung Việt
"Đây là thời điểm “vàng” cho các nhà đầu tư vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”. Đó là khẳng định của ông Trịnh Minh Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung với phóng viên báo Kinh tế Việt
Đồng thời, cũng là khẳng định của nhiều chuyên gia khi đánh giá về tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung Việt
Theo TS Nguyễn Bá Ân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch - Đầu tư: Vùng KTTĐ Miền Trung có vị trí rất quan trọng, không chỉ đối với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung, Tây Nguyên mà còn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Cụ thể, nơi đây có lợi thế nằm trên trục giao thông Bắc - Nam có các tuyến quốc lộ nối các cảng biển của Vùng đến Tây Nguyên và các nước Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar theo hành lang Đông Tây, sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trong khu vực. Đặc biệt, Vùng KTTĐ miền Trung còn nối liền các trung tâm kinh tế lớn của Việt
Trong đó, về đường hàng không, có 4 cảng hàng không, với 2 cảng hàng không quốc tế là Phú Bài và Đà Nẵng; về cảng biển có các hệ thống cảng gồm Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn hầu hết đều có mức nước sâu và có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, nằm không xa đường hàng hải quốc tế, cho phép xây dựng các cảng nước sâu trong hệ thống cảng biển cả nước; về đường bộ, ngoài các trục giao thông chính Bắc – Nam, vùng còn có các hành lang Đông – Tây nối với Tây Nguyên, và các nước láng giềng như: Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar... tạo cho vùng KTTĐ miền Trung trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra, nguồn tài nguyên tương đối đa dạng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tổng hợp. Trong đó, có 4 di sản văn hóa và thiên nhiên được UNESCO công nhận, có nhiều vịnh và bãi tắm đẹp tầm cỡ quốc tế, là lợi thế cho vùng hướng mũi nhọn vào phát triển các ngành du lịch.
Đặc biệt, vùng cũng đã hình thành một hệ thống đô thị phân bố đều trên lãnh thổ và hệ thống các KKT, KCN, hạt nhân phát triển quan trọng của vùng. Cụ thể, với 21 Khu công nghiệp đã và đang được triển khai xây dựng trên tổng diện tích đất tự nhiên hơn 4 nghìn ha và 3 khu kinh tế (KKT) đang hình thành và phát triển là những điểm đột phá, động lực phát triển của Vùng KTTĐ miền Trung.
Theo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị xúc tiến đầu tư miền Trung vừa diễn ra tại Hội An: Vùng KTTĐ miền Trung có nhiều lợi thế cho phát triển như địa lý, điều kiện tự nhiên, di sản văn hóa. Để tiếp tục tạo đà cho phát triển kinh tế, xã hội của vùng, Chính phủ chủ trương tập trung mọi nỗ lực thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế; huy động các nguồn lực đầu tư...
Ông Michael Piro, đại diện tập đoàn Indochina- Land nhận xét: Thành phố Đà Nẵng của Vùng KTTĐ miền Trung thời điểm hiện tại được ví như Phuket của Thái Lan 10 năm về trước. Ngoài ra, 2010 có thể được gọi là “năm địa phương” của Vùng KTTĐ miền Trung, bởi ngoài Đà Nẵng thì 4 địa phương còn lại của miền Trung bao gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đều có khu kinh tế và những chính sách thu hút đầu tư tốt, nhiều ưu đãi. Đặc biệt, với sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn đến từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, sức hút đầu tư vào miền Trung Việt Nam sẽ có chuyển biến mạnh trong thời gian tới./.
Chính phủ đã dành sự quan tâm và chỉ đạo đặc biệt cho miền Trung thông qua Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010. Năm 2004, ban hành Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội Vùng KTTĐ đưa miền Trung trở thành trung tâm trung chuyển, giao thương chế biến của vùng Mê Kông rộng lớn và khu vực châu Á-Thái Bình Dương với các ngành chủ đạo gồm kinh tế biển gắn với công nghiệp, du lịch, dịch vụ, hình thành chuỗi khu kinh tế, khu công nghiệp, hệ thống logistics, kho bãi quốc gia và quốc tế... Dự kiến, đến năm 2025, vùng sẽ có khoảng 86 đô thị (trong đó 43 đô thị mới) với dân số đạt trên 8 triệu người.
Nguồn: Ven.vn