* Bản thoả thuận hợp tác phát triển
Ngày 14/03/2005, UBND 2 tỉnh Bình Định và Hà Tĩnh đã ký kết Biên bản thoả thuận hợp tác phát triển giữa 2 địa phương.
* Bản thoả thuận hợp tác phát triển
Ngày 14/03/2005, UBND 2 tỉnh Bình Định và Hà Tĩnh đã ký kết Biên bản thoả thuận hợp tác phát triển giữa 2 địa phương. Theo đó, nội dung hợp tác đã ký kết gồm:
I. Về kinh tế:
1- Trao đổi kinh nghiệm trong hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch kế hoạch, quản lý điều hành nền kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu, cụm công nghiệp, cảng biển.
2- Trao đổi kinh nghiệm trong việc vận động thu hút đầu tư, cải tiến thủ tục, chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích phát triển; phối hợp tuyên truyền, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá du lịch giữa 2 địa phương; giới thiệu thông tin lên website của 2 tỉnh.
3- Hai tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn của mỗi tỉnh. Bình Định khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ ra đầu tư tại Hà Tĩnh.
4- Trao đổi kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH, sản xuất hàng hóa, kinh nghiệm thâm canh, chuyên canh, xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản.
5- Trao đổi kinh nghiệm về thành lập và hoạt động của Trung tâm khuyến công, nông, ngư, kinh nghiệm trên lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất khẩu thủy hải sản.
6- Hợp tác xây dựng Nhà máy sản xuất các loại sản phẩm từ vật liệu composit.
7- Bình Định hợp tác với Hà Tĩnh trên lĩnh vực trồng rừng, tổ chức sản xuất chế biến gỗ, đá Granite. Hà Tĩnh chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với Bình Định nâng cao hiệu quả kinh tế trên lĩnh vực khai thác, chế biến quặng ilmenite.
8- Phối hợp quản lý du lịch giữa hai địa phương, hợp tác tổ chức các tour du lịch văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh giữa 2 tỉnh và tổ chức tour du lịch Bình Định - Hà Tĩnh - Lào.
II. Về Văn hóa - xã hội:
9- Trao đổi kinh nghiệm xây dựng trường chuẩn Quốc gia và công tác phổ cập giáo dục. Phát triển hệ thống trường THCN, cao đẳng và đại học.
10- Bình Định làm việc với Trường ĐH Quy Nhơn tạo điều kiện thuận lợi torng việc học tập, ăn ở, nội trú cho sinh viên người Hà Tĩnh đang học tại Trường ĐH Quy Nhơn.
11- Trao đổi kinh nghiệm thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.
12- Phối hợp trong công tác tìm kiếm, xác minh quy tập hài cốt liệt sỹ.
* Tình hình triển khai thực hiện:
I. Về kinh tế:
- Sở Thương mại và Du lịch Bình Định (trước đây) đã cung cấp các thông tin về cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, kinh doanh của Bình Định cho Sở Thương mại và Du lịch Hà Tĩnh như: Bình Định tiềm năng cơ hội đầu tư và kinh doanh; danh mục các dự án đầu tư Thương mại và du lịch của tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; danh sách các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh XNK,... để Sở Thương mại và Du lịch Hà Tĩnh cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trên địa bàn những thông tin về tỉnh Bình Định nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, hợp tác, liên kết phát triển Thương mại, du lịch với tỉnh Bình Định.
- Sở Thương mại và Du lịch Hà Tĩnh đã tổ chức Đoàn công tác đến tỉnh Bình Định thăm, làm việc, ký kết Chương trình hợp tác phát triển Thương mại, du lịch giữa 2 Sở, khảo sát các cơ sở hạ tầng Thương mại, tìm hiểu thị trường và các tiềm năng của tỉnh Bình Định, trao đổi kinh nghiệm, thông tin về hoạt động quản lý nhà nước.
- Sở Thương mại và Du lịch Bình Định đã tổ chức Đoàn công tác đến thăm, làm việc, khảo sát các cơ sở hạ tầng Thương mại trao đổi kinh nghiệm, thông tin về hoạt động quản lý nhà nước để làm đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định về tiềm năng, cơ hội đầu tư kinh doanh tại Hà Tĩnh.
- Tại Hội chợ - Triển lãm “Kinh tế Thương mại và Hội nhập quốc tế Bình Định năm 2006” từ ngày 06/01/2006 đến ngày 11/01/2006, Sở Thương mại và Du lịch Hà Tĩnh đã tham gia 02 gian hàng để giới thiệu, trưng bày, triển lãm các sản phẩm của địa phương và giới thiệu tiềm năng Thương mại, du lịch của tỉnh Hà Tĩnh.
- Tại Hội chợ - Triển lãm “Thương mại Du lịch quốc tế Hà Tĩnh 2006” từ ngày 23-29/6/2006, Sở Thương mại và Du lịch Bình Định đã tham gia 02 gian hàng để giới thiệu, trưng bày, triển lãm các sản phẩm của địa phương, giới thiệu tiềm năng Thương mại, du lịch của tỉnh Bình Định và tổ chức cho 02 doanh nghiệp của tỉnh tham gia 04 gian hàng tại hội chợ, qua hội chợ các doanh nghiệp đã ký kết được một số hợp đồng đại lý tiêu thụ nước mắm, rượu Bàu Đá.
- Ngành du lịch 2 tỉnh thường xuyên cung cấp thông tin, trao đổi về tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn mỗi tỉnh; phối hợp tuyên truyền quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch thông qua các sự kiện như liên hoan du lịch, hội chợ, hội thảo, lễ hội.
- Ngày 18/5/2005, Lãnh đạo hai tỉnh Hà Tĩnh và Bình Định phối hợp tổ chức hội thảo và xúc tiến đầu tư vào các dự án khả thi của hai địa phương do Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh giữa UBND 2 tỉnh với các doanh nghiệp Việt kiều.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư hai tỉnh thường xuyên gặp gỡ trao đổi thông tin cho nhau về hoạt động đầu tư của mình và chỉ đạo Trung tâm xúc tiến đầu tư phối hợp với nhau trong việc xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư.
- Ngày 19/9/2008, tại Diễn đàn kinh tế Việt
- Tháng 10/2009, hai Trung tâm xúc tiến đầu tư đã chia sẽ, trao đổi kinh nghiệp trong việc tổ chức xây dựng các dự án tóm tắt kêu gọi đầu tư theo Quyết định số 440/QĐ-BKH ngày 08/4/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phê duyệt danh mục các hoạt động XTĐT thuộc Chương trình XTĐT Quốc gia năm 2009.
- Ngày 20/01/2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh đã cử đoàn cán bộ vào dự Hội nghị XTĐT “Bình Định điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư” của UBND tỉnh Bình Định tổ chức tại Thành phố Quy Nhơn.
II. Về văn hóa - xã hội:
- Năm 2005, Bình Định hỗ trợ kinh phí 1 tỷ đồng để Hà Tĩnh đầu tư xây dựng Nhà lưu niệm Nhà thơ Xuân Diệu tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc.
- Hai huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) và Tuy Phước (Bình Định) trong thời gian qua đã chủ động tổ chức đoàn giao lưu, thăm hỏi, làm việc, trao đổi kinh nghiệm cũng như thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa như: Kinh nghiệm về công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đổi từ 3 vụ lúa sang 2 vụ, cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ, chương trình 3 giảm 3 tăng, kinh nghiệm lai tạo đàn bò, cơ khí hóa nông nghiệp nông thôn, chia sẻ khó khăn, mất mát do bão lũ gây ra…
Ngoài ra, trên cơ sở nội dung ký kết giữa hai tỉnh, trước đây, các cơ quan của tỉnh Bình Định gồm: Sở Nông nghiệp và PTNT, BQL các KCN tỉnh, Sở Công nghiệp, Sở Thương mại và Du lịch cũng đã xây dựng chương trình, nội dung hợp tác cụ thể.
* Nhận xét, đánh giá:
- Ưu điểm:
Qua nội dung ký kết thoả thuận hợp tác, chính quyền hai tỉnh đã xác định sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ nhằm khai thác lợi thế của hai địa phương; thiết lập được khung pháp lý và tạo cơ chế để các cơ quan, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hai tỉnh có điều kiện triển khai các chương trình, dự án cụ thể.
Việc trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong vận động thu hút đầu tư, cải tiến thủ tục, chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích phát triển; phối hợp tuyên truyền, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, giới thiệu, trưng bày, triển lãm sản phẩm, quảng bá du lịch giữa 2 địa phương thông qua các sự kiện như liên hoan du lịch, hội chợ, hội thảo, lễ hội… được thực hiện thường xuyên và khá tốt.
- Hạn chế:
Kết quả hợp tác còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mỗi bên. Nhiều nội dung chỉ triển khai một phần hoặc không triển khai được. Một số lĩnh vực hợp tác giữa 2 tỉnh triển khai vẫn còn chậm, hiệu quả thấp hoặc chỉ triển khai trong thời gian đầu, ngay sau khi lãnh đạo ký kết thỏa thuận. Việc kết nối giữa các đối tác, doanh nghiệp trong từng lĩnh vực và dự án cụ thể còn hạn chế.
- Nguyên nhân chủ yếu:
- Các cơ quan và doanh nghiệp hai bên chưa phối hợp chặt chẽ với nhau.
- Một số sở ngành, doanh nghiệp hai bên thiếu sự quan tâm trong việc triển khai chương trình hợp tác, chưa xây dựng kế hoạch hoặc ký kết hợp tác cụ thể để tổ chức thực hiện.
- Trong quá trình triển khai hợp tác, các đơn vị chưa kịp thời báo cáo, phản hồi về những mặt đã làm, chưa làm được và đề xuất kiến nghị mặc dù Sở Kế hoạch và Đầu tư 2 tỉnh đã đôn đốc, nhắc nhở.
- Chưa định kỳ tổ chức các kỳ họp giữa lãnh đạo hai địa phương để đánh giá tình hình triển khai hợp tác.
- Khoảng cách địa lý tương đối xa cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế hợp tác giữa các đối tác, doanh nghiệp của 2 tỉnh.
* Kế hoạch hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015
Ngoài việc tiếp tục triển khai nội dung hợp tác mà hai địa phương đã ký kết, đồng thời rà soát, bổ sung một số nội dung mới cho phù hợp với tình hình, hai tỉnh Bình Định và Hà Tĩnh dự kiến Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 gồm các nội dung chính như sau:
- Quy hoạch, kế hoạch
- Lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản
- Lĩnh vực công thương
- Lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, dịch vụ và du lịch
- Lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin
- Lĩnh vực y tế
- Lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá - xã hội