Môi trường đầu tư Việt Nam hấp dẫn
28/07/2010

 

Nền chính trị ổn định, cùng với đó là thị trường nội địa bùng nổ và nguồn nhân công giá rẻ là các yếu tố khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngày 26/7, tờ Financial Times của Anh có bài viết cho rằng môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, nhất là chính trị ổn định và nhân công giá rẻ, đang thuyết phục các công ty nước ngoài chọn làm cơ sở đầu tư cho cả khu vực.

 

Nền chính trị ổn định, cùng với đó là thị trường nội địa bùng nổ và nguồn nhân công giá rẻ là các yếu tố khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngày 26/7, tờ Financial Times của Anh có bài viết cho rằng môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, nhất là chính trị ổn định và nhân công giá rẻ, đang thuyết phục các công ty nước ngoài chọn làm cơ sở đầu tư cho cả khu vực.

Theo Financial Times, khi Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Aerospace (MHI) của Nhật Bản lên kế hoạch xây dựng một nhà máy lắp đặt cánh phụ máy bay cho hãng Boeing, họ đã khảo sát nhiều nước ở Đông Nam Á trước khi đặt bút chấm vào một địa điểm nhanh chóng trở thành điểm đến hàng đầu của khu vực: Việt Nam.

Chủ tịch MHI tại Việt Nam, ông Hirotaka Masuda, cho hay: “Đề nghị ban đầu của tôi là Thái Lan, bởi chúng tôi đã có một chi nhánh sản xuất điều hòa nhiệt độ ở đây, nhưng mức lương nhân công ở Thái Lan quá cao”.

Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) với các doanh nghiệp Nhật Bản có hoạt động ở nước ngoài cho thấy: Việt Nam vượt Trung Quốc và Ấn Độ xét về tiêu chí giá nhân công rẻ; vượt xa Brazil, Nga và Thái Lan, những điểm đến vốn được các công ty Nhật Bản ưa chuộng.

Cách đây vài tháng, Tập đoàn Thép Kobe Steel thông báo khoản đầu tư 1,1 tỷ USD xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Hãng mỹ phẩm Shiseido cũng khai trương một nhà máy lớn tại đây để cung cấp cho Đông Nam Á và Trung Quốc. Sapporo, một công ty sản xuất bia của Nhật, cũng sẽ khai trương ở Việt Nam một nhà máy bia vào năm 2012. Công ty Chứng khoán Daiwa đã cho ra đời một quỹ đầu tư trị giá 40 tỷ yên, trong đó 2/5 nguồn vốn sẽ được phân bổ cho thị trường Việt Nam.

Đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc cũng phản ánh một bức tranh tương tự: tăng 300% trong giai đoạn 2005-2008, đạt 1,35 tỷ USD. Tập đoàn Thép Posco đã thông báo sẽ tăng gấp 3 sản lượng thép không gỉ tại Việt Nam lên 285.000 tấn vào năm 2014…

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2009 đạt 9,8 tỷ USD (giảm so với 11,5 tỷ USD năm 2008) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với dự đoán của nhiều chuyên gia trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng toàn cầu.

Trong báo cáo của JBIC, các nhà đầu tư cho biết thị trường nội địa bùng nổ và nguồn lao động giá rẻ của Việt Nam là những yếu tố hấp dẫn. Nhưng họ vẫn lo ngại về hệ thống hạ tầng quá tải, đặc biệt là đường bộ và hệ thống lưới điện.

Việc Trung Quốc cho phép đồng Nhân dân tệ lên giá và một loạt cuộc đình công của công nhân - khiến các doanh nghiệp Nhật Bản bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau nên khiến Việt Nam thậm chí có thể còn hấp dẫn hơn cả Trung Quốc trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản.

Việt Nam cũng là nơi thuận tiện hơn so với Indonesia, Campuchia và Bangladesh – những nước cũng đang ganh đua thu hút vốn nước ngoài - khi muốn tiếp cận các thành phố ven biển phía Tây của Mỹ.

Mặc dù MHI là nhà chế tạo thiết bị hàng không đầu tiên đặt chân vào Việt Nam, nhưng việc này đã khuyến khích các doanh nghiệp khác theo chân.

Với Boeing, đối mặt với một sự cạnh tranh ngày càng gia tăng ở một thị trường bị tác động bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu, Việt Nam là một triển vọng hấp dẫn do có năng lực và nguồn nhân công.

Nguồn: VGP New