Định hương phát triển ngành công thương năm 2010 và đến năm 2015
29/07/2010

 

Trong những năm qua (2006 - 2009) ngành Công Thương Bình Định đã đạt được một số kết quả tích cực, nhất là trong 2 năm đầu công nghiệp - thương mại có tốc độ tăng trưởng khá, riêng sản xuất công nghiệp năm 2006, 2007 tăng khoảng 19,5%/năm. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư xin giới thiệu bài viết về chủ đề này của ông Nguyễn Kim Phương - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13 tháng 7/2010.

 

Trong những năm qua (2006 - 2009) ngành Công Thương Bình Định đã đạt được một số kết quả tích cực, nhất là trong 2 năm đầu công nghiệp - thương mại có tốc độ tăng trưởng khá, riêng sản xuất công nghiệp năm 2006, 2007 tăng khoảng 19,5%/năm. Tuy nhiên từ cuối năm 2008 đến nay kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp; khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế trong nước, trong tỉnh; mưa bão liên tiếp xảy ra, nhất là 2 đợt bão lũ lớn cuối năm 2009, gây thiệt hại nặng nề (trên 500 tỷ đồng) cho nhiều DN trên địa bàn tỉnh làm ảnh hưởng đến thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009. Để khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, ngành công thương Bình Định xây dựng kế hoạch phát triển năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015 nhằm phát huy tốt hơn những tiềm năng sẵn có và phấn đấu đạt được những chỉ tiêu KT - XH đã đề ta.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư xin giới thiệu bài viết về chủ đề này của ông Nguyễn Kim Phương - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13 tháng 7/2010.

Mục tiêu phấn đấu

Kinh tế thế giới đang có bước phục hồi tạo cơ hội thu hút đầu tư; việc tái cơ cấu trong nội bộ nền kinh tế nước ta sẽ tạo ra những điều kiện mới cho sự phát triển; sự tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế bền vững của Chính phủ, các bộ, ngành TW, UBND tỉnh; Bình Định đã hình thành các khu, cụm CN, khu du lịch, các trung tâm thương mại, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến; hạ tầng cơ sở từng bước được củng cố và phát triển,... là những thuận lợi tạo điều kiện định hướng phát triển CN, thương mại năm 2010 và 5 năm 2011- 2015.

Đến năm 2010 giá trị SXCN (giá CĐ 94) đạt 6.525 tỷ đồng, tăng 12,7% so năm 2009; đến năm 2015 đạt trên 15.100 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 18,3%/năm. 

Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 350 triệu USD, tăng 11,3% so với năm 2009; đến năm 2015 phấn đấu đạt từ 600 triệu USD trở lên. Tổng KNXK 5 năm 2011- 2015 đạt 2.550 triệu USD (trong đó tỷ trọng hàng XK đã qua chế biến là 94%); tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 11,4%/năm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ XH năm 2010 dự kiến đạt 22.000 tỷ đồng, tăng 17% so năm 2009; đến năm 2015 đạttrên50.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 5 năm (2011- 2015) là 18%/năm.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

* Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh

- Tập trung phát triển những ngành CN có lợi thế (chế biến gỗ, hải sản, đường RS, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ,...); đầu tư mở rộng, nâng cấp, phát triển các cơ sở, nhà máy chế biến hiện có, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm; đẩy mạnh thực hiện các QH vùng nguyên liệu, nhất là mía, mỳ, thủy sản, thực hiện có hiệu quả các chính sách về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, hình thành cho được vùng nguyên liệu tập trung có sản lượng và chất lượng cao.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung QH phát triển CN, KCN, CCN và làng nghề trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng quản lý. Xây dựng các chương trình phát triển các sản phẩm CN trọng điểm và phân kỳ đầu tư các dự án đầu tư đã được xác định ưu tiên trong QH. Từng bước hình thành các cụm liên kết DN: DN sản xuất, cơ sở dịch vụ CN, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu - triển khai, cơ sở cung ứng nguyên liệu, kho bãi; Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các khu, cụm CN để thu hút đầu tư, phát triển CN; Hình thành một số khu CN chuyên ngành, khu công nghệ cao, khu CN hỗ trợ, một số trung tâm cung cấp nguyên phụ liệu chuyên ngành.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách đã được ban hành; đồng thời, nghiên cứu xây dựng một số chính sách mới phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển CN của tỉnh. Đặc biệt là các giải pháp khuyến khích tích luỹ để đầu tư, phát triển sản xuất; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, sản xuất công nghiệp; tăng cường hợp tác liên tỉnh để khai thác tốt tiềm năng, kinh tế địa phương. Tích cực triển khai có hiệu quả công tác GPMB, di dân tái định cư cho các dự án bảo đảm tiến độ xây dựng.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chính sách khuyến khích phát triển gỗ nội thất; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các DN chế biến gỗ chuyển mạnh sang sản xuất sản phẩm gỗ nội thất xuất khẩu.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư SX, kế hoạch xuất khẩu gắn với phát triển thị trường trong nước; tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường nông thôn nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hoá; tăng cường và khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến vào SX để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Triển khai, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả QH phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020; Phối hợp với Cty Điện lực 3 triển khai dự án ReII mở rộng phần trung áp khu vực miền Trung tại Bình Định (tổng mức đầu tư 40,5 tỷ); cải tạo và xây dựng mới các tuyến trung áp, các trạm biến áp và dự án lưới điện phân phối nông thôn (RD) vay vốn ngân hàng thế giới (tổng vốn đầu tư  204 tỷ đồng), đầu tư lưới điện trung áp cho 86 xã, 02 thị trấn của thuộc 10 huyện (thực hiện 2008-2012);

- Phấn đấu đến năm 2012 thực hiện hoàn thành Dự án ReII mở rộng cho 26 xã trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư 134 tỷ đồng,

*  Đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả các hoạt động thương mại, dịch vụ

+ Về thương mại nội địa

- Triển khai, hướng dẫn thực hiện và quản lý tốt QH phát triển thương mại đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; QH hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa tỉnh; các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển thương mại.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thiện (người cầm dây nơ màu xanh) tham dự lễ khởi công xây dựng Trung tâm Metro Quy Nhơn
- Kêu gọi đầu tư XD kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa. Đặc biệt chú trọng ưu tiên nâng cấp, đầu tư xây dựng mới một số chợ nông thôn, miền núi, hải đảo, chợ ở những địa bàn trọng điểm kinh tế thương mại của tỉnh, bảo đảm cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam của Bộ Chính trị; kêu gọi DN tham gia và tổ chức Chương trình đưa hàng về nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả Sàn giao dịch thương mại điện tử chuyên ngành đồ gỗ Bình Định.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại, tổ chức, quản lý tốt các kênh lưu thông hàng hóa; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường bình đẳng cho các DN, tham gia cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

+ Về xuất khẩu

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển hàng xuất khẩu tỉnh Bình Định đến năm 2015 và định hướng đến 2020, đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án.

- Tiếp tục điều chỉnh và ban hành mới các cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích xuất khẩu theo hướng các cơ chế chính sách được ban hành phù hợp với khả năng của tỉnh, hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ trong nước, nước ngoài,... tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các DN phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Tập trung đầu tư phát triển các nhóm mặt hàng xuất khẩu có lợi thế như thủy, hải sản, công nghiệp tiêu dùng; đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, hạn chế XK sản phẩm thô; khuyến khích các DN giữ vững thị trường truyền thống, xác định thị trường trọng điểm, củng cố thị trường hiện có, mở rộng, khai thác thị trường mới và tiềm năng như các nước Nam Mỹ, các nước châu Phi,…

- Củng cố, nâng cao vai trò hoạt động trợ giúp tích cực của các Hiệp hội ngành nghề, làm cầu nối liên kết giữa các DN, khuyến khích thành lập các hiệp hội mới như Hiệp hội khai thác và chế biến khoáng sản xuất khẩu; Hiệp hội xuất khẩu nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, nhằm hỗ trợ liên kết trong quá trình tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại, chia sẻ chi phí...

+ Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác XTTM, hội nhập KTQT 

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các yêu cầu, nhiệm vụ của hội nhập kinh tế trong tình hình mới; đánh giá tác động của WTO đối với nền kinh tế tỉnh về những khó khăn, thách thức, đề ra các giải pháp để khắc phục, đồng thời nắm bắt cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài phát triển thương mại, dịch vụ; hướng dẫn, đôn đốc các DN xây dựng chiến lược SXKD, chủ động hội nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa và DN trên thị trường.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại theo Chương trình trọng điểm quốc gia, chương trình trọng điểm của tỉnh đối với một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực; tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiềm năng của tỉnh gắn với xúc tiến đầu tư, tổ chức hội nghị, hội thảo, tham gia hội chợ - triển lãm, thành lập văn phòng đại diện, tổng đại lý giới thiệu các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh.

- Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các DN tham gia hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài phù hợp với tình hình mới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt khó khăn cho DN, đặc biệt đề xuất chính sách hỗ trợ cơ sở SX hàng TCMN, hàng công nghiệp nông thôn, tìm đầu ra cho sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.

- Nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng: Nhà nước hỗ trợ bằng cơ chế chính sách, DN chủ động thực hiện; thông qua tham tán thương mại, văn phòng đại diện, các trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài, qua đường ngoại giao,

- Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử, tạo điều kiện cho DN chủ động trong sản xuất những sản phẩm có lợi thế, phù hợp với từng thị trường.

- Tiếp tục thực hiện liên kết, hợp tác phát triển với các thành phố, các tỉnh lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác phát triển thương mại, công nghiệp đã ký kết giữa tỉnh Bình Định với các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào.