Vừa qua, Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo triển khai thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội. Tham dự Hội thảo có đại diện các Bộ ngành, các Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí.
Vừa qua, Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo triển khai thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội. Tham dự Hội thảo có đại diện các Bộ ngành, các Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí.
Trong phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ: Một trong những mục tiêu chính của giai đoạn phát triển mới là tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho đầu tư phát triển. Việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển kinh tế đã góp phần tăng mức thu nhập bình quân trên 1.000USD, nhưng để tạo mức thu nhập cao hơn cần có các chính sách kinh tế phù hợp để phát triển các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt khu vực tư nhân năng động và đầy tiềm năng phát triển (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa).
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về chính sách trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP và các giải pháp triển khai; cách bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại; cách trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa qua việc ưu đãi thuế và đẩy mạnh cải cách quản lý thuế. Hội thảo cũng đưa ra các biện pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách hỗ trợ đổi mới công nghệ, xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, định hướng và giải pháp phát triển vườn ươm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương. Thành lập và tăng cường năng lực cho đơn vị đầu mối về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương.
Ông Nguyễn Trọng Hiệu, Phó Cục trưởng - Cục Phát triển doanh nghiệp đã trình bày về các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Trong đó nêu rõ, khó khăn chung của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là thiếu vốn, khó tiếp cận đất đai, mặt bằng, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, quản trị doanh nghiệp yếu kém, thị trường nhỏ, liên kết với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bước đầu được thiết lập. Hệ thống pháp luật đang được xây dựng nên thiếu, chồng chéo, tính hiệu lực và minh bạch chưa cao, hay thay đổi lên có tìm hiểu, áp dụng.
Bên cạnh đó, công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là lĩnh vực ít kinh nghiệm đối với cơ quan, cấp chính quyền, khó khăn khi triển khai, hệ thống tổ chức xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa mới hình thành bước đầu, chưa phát triển các loại dịch vụ phát triển doanh nghiệp.
Ông Đào Ngọc Thắng, Phó Tổng giám đốc - Ngân hàng phát triển Việt Nam đã phát biểu về việc bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại và một số kiến nghị để hoàn thiện cơ chế bảo lãnh. Đối với Chính phủ nên tạo lập Quỹ dự phòng rủi ro phù hợp với quy mô bảo lãnh cho Ngân hàng phát triển (VDB) thực hiện. Với Ngân hàng nhà nước, cần nghiên cứu cơ chế hướng dẫn Ngân hàng thương mại hạch toán, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi do trong thời gian VDB thẩm định thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Còn với VDB cần tiếp tục tham với Chính phủ về bảo lãnh cụ thể đối tượng, phạm vi, cơ chế. Tiếp tục hoàn thiện quy trình bảo lãnh sao cho đơn giản, nhanh chóng và đảm bảo an toàn.
Về việc trợ giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua ưu đãi thuế và cải cách quản lý thuế, đại diện Bộ Tài chính cho biết đã có các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng từ năm 2009. Đưa ra các giải pháp thuế kích cầu, trợ giúp doanh nghiệp gồm có: giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế giá trị gia tăng 24 nhóm hàng hoá, dịch vụ; giảm bớt chi phí về lao động cho doanh nghiệp qua thuế thu nhập cá nhân; miễn thuế thu nhập cá nhân 6 tháng đầu năm. Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 3 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp trong năm 2010./.
Tính đến tháng 5/2010, tổng số doanh nghiệp hiện nay là 496.101 doanh nghiệp; vốn đăng ký kinh doanh gần 2.313.857 tỷ VND (khoảng 121 tỷ USD); có khoảng 3,7 triệu hộ kinh doanh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa: chiếm 97% doanh nghiệp; trên 50,1% lao động trong doanh nghiệp, ước tính đóng góp khoảng trên 40% GDP.
Nguồn: Cổng thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư