Năm 2009, tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản đạt hơn 1 tỷ USD, bằng 13,8% tỷ lệ vốn ODA Nhật Bản cam kết tài trợ cho Việt Nam. Đây là con số giải ngân cao nhất của Việt
Năm 2009, tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản đạt hơn 1 tỷ USD, bằng 13,8% tỷ lệ vốn ODA Nhật Bản cam kết tài trợ cho Việt Nam. Đây là con số giải ngân cao nhất của Việt
Đó là chia sẻ của ông Hồ Quang Minh - Vụ trưởng Vụ Đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư với phóng viên Báo Kinh tế Việt
Cụ thể, theo ông Minh, năm 2008 Việt Nam giải ngân được 2,253 tỷ USD vốn ODA và năm 2009 đạt con số kỷ lục là 4,1 tỷ USD (bao gồm cả các khoản giải ngân nhanh). Với con số này, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản đánh giá cao mức độ giải ngân vốn ODA của Việt
Đánh giá về tốc độ giải ngân vốn ODA trong năm 2009, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa cũng cho biết: Tốc độ giải ngân các dự án thuộc nguồn vốn ODA của WB đã tốt hơn. Tương tự, ông Martin Rama, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB cũng cho rằng: Qua đánh giá độc lập tại 30 dự án của WB cho Việt Nam thời gian qua, chúng tôi đều nhận được sự hài lòng về tốc độ giải ngân. Các vấn đề vẫn gặp phải trước đây như giải phóng mặt bằng chậm, khó khăn trong khâu bồi thường…đều đã được cải thiện tốt hơn trong năm 2009.
Lý do thúc đẩy tốc độ giải ngân vốn ODA năm 2009 tại Việt
Để thúc đẩy giải ngân ODA tốt hơn trong những năm tới, Ban Thư ký Trung ương Đảng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xây dựng một khung cơ chế để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia vào quá trình giải ngân vốn ODA, và nếu cơ chế này xây dựng thành công thì tốc độ giải ngân ODA trong những năm tới sẽ thực sự hiệu quả, ông Minh cho biết thêm.
Tại Hội nghị CG giữa kỳ năm 2010 vừa diễn ra vào ngày 9-10/6 tại TP Rạch Giá, Kiên Giang Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao sự cần thiết của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, và mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nhà tài trợ trong thời gian tới, đồng thời, Thủ tướng cũng cam kết Việt Nam sẽ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA./.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011-2015, Việt Nam sẽ cần một nguồn vốn khoảng 300 tỷ USD, trong đó, chỉ riêng nhu cầu cho các dự án nhóm A và các dự án quan trọng quốc gia là 85 tỷ USD. Vì thế, trong 5 năm tới Việt Nam cần thực hiện được khoảng 14-16 tỷ USD vốn ODA và để giải ngân được như vậy, thì cần phải có được vốn cam kết khoảng 30-32 tỷ USD.
Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA trong giai đoạn tới sẽ là các công trình đường cao tốc, sân bay, cảng biển, nhà máy điện… Tất nhiên, ODA cũng cần ưu tiên cho cả lĩnh vực sản xuất có khả năng hoàn trả cao các khoản vốn vay ODA kém ưu đãi, để tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Nguồn: Ven.vn