Sự kiện xúc tiến đầu tư cấp quốc gia trọng điểm sẽ được tổ chức nhằm đẩy mạnh hơn nữa vai trò động lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Sự kiện xúc tiến đầu tư cấp quốc gia trọng điểm sẽ được tổ chức nhằm đẩy mạnh hơn nữa vai trò động lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào vùng trong các ngày 25 và 26/6/2010 tại TP. Hội An, tỉnh Quảng
Tập trung vào lĩnh vực du lịch, các khu kinh tế, khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực trên, đây sẽ là sự kiện xúc tiến đầu tư cấp quốc gia trọng điểm nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước (đặc biệt là FDI) tại vùng.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (bao gồm Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) có vai trò động lực rất lớn trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước.
Tuy nhiên, làm thế nào để nhanh chóng đánh thức tiềm lực của vùng đất này đến nay vẫn là trăn trở, khát vọng của Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương trong vùng.
Sự gia tăng mạnh mẽ của lượng vốn FDI kể từ năm 2007 với một số dự án quy mô lên đến hàng tỷ USD đã dấy lên một làn sóng đầu tư mới vào vùng.
Tính đến hết tháng 3/2010, toàn vùng KTTĐ điểm miền Trung đã hút được 377 dự án còn hiệu lực với tổng vốn FDI đăng ký (kể cả cấp mới và tăng vốn) đạt gần 14,4 tỷ USD, chiếm 74% về số dự án và 61% về tổng vốn đăng kí của cả khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Chỉ tính riêng 3 năm gần đây (2007-2009), tổng vốn FDI vào vùng đã đạt mức kỷ lục gần 11,3 tỷ USD, hơn gấp 4 lần của 19 năm trước đó cộng lại (giai đoạn 1988-2006 chỉ đạt 2, 7 tỷ USD).
Nhiều chuyên gia dự đoán với sự hồi phục của kinh tế thế giới thì tình hình thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong năm 2010 và những năm tiếp theo vẫn tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc.
Những lợi thế, tiềm năng về hệ thống cảng biển nước sâu, sân bay, những di sản văn hóa thế giới, những khu công nghiệp, khu kinh tế với cơ chế, chính sách vượt trội và định hướng phát triển một số ngành công nghiệp lớn của vùng KTTĐ miền Trung sẽ được phát huy một cách hiệu quả hơn.
Nguồn: Có dùng nguồn từ VGP