Hối thúc trong triển khai PPP
01/06/2010

 

Không chỉ dừng ở sự quan tâm, mà đã có sựhối thúc rõ ràng từ cộng đồng doanh nghiệp và các nhà tài trợ về hoàn thiệnkhung pháp lý cho việc triển khai mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong pháttriển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.

 

Không chỉ dừng ở sự quan tâm, mà đã có sựhối thúc rõ ràng từ cộng đồng doanh nghiệp và các nhà tài trợ về hoàn thiệnkhung pháp lý cho việc triển khai mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong pháttriển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.

Ngaycả khi khung pháp lý này vẫn đang là dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ thôngqua và trên thực tế, chỉ được xây dựng để áp dụng đối với các dự án PPP thíđiểm, thì những đòi hỏi từ thực tại có vẻ còn lớn hơn thế.

“Chúng tôi biết, các quy định về PPP nàymới chỉ là quy định cho các dự án thí điểm và dựa trên kinh nghiệm thu được từcác dự án thí điểm sẽ xây dựng quy chế hoàn chỉnh, nhưng chúng tôi đề nghị cầncung cấp các quy định chi tiết hơn về một số nội dung cơ bản ngay khi có bàihọc từ các dự án thí điểm”, ông Tony Foster (Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng củaDiễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - VBF) đã nhấn mạnh như vậy tại VBF trước thềmHội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức vào cuối tuầntrước.

Trên thực tế, dù đã được lấy ý kiến côngluận trước khi hoàn thiện để trình Chính phủ, song cho tới nay, vẫn còn nhiều bănkhoăn xung quanh Dự thảo Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP. Điều nàylà hoàn toàn dễ hiểu, bởi PPP là mô hình rất mới, chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam.

Bởi vậy, ngay cả phạm vi điều chỉnh của Dựthảo Quy chế cũng được cho là cần xác định một cách cụ thể hơn. Chẳng hạn, phảinêu rõ Quy chế PPP là độc lập với Nghị định 108/2010/NĐ-CP về đầu tư theo hìnhthức BOT, BT, BTO và các dự án PPP được thực hiện thí điểm theo quy chế này(như Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết) sẽ không thuộc phạm vi điềuchỉnh của Nghị định 108/2010/NĐ-CP.

“Không nên áp dụng song song cho cùng mộtdự án hai hệ thống quy phạm pháp luật, dễ gây nhầm lẫn và khó áp dụng trong trườnghợp có mâu thuẫn khi giải thích pháp luật, xung đột pháp luật”, vị đại diện đếntừ Công ty Luật Frasers nói và cho rằng, cũng cần phải có các quy định cụ thểhơn đối với các lĩnh vực thí điểm.

Cần phải nhắc lại rằng, theo Dự thảo Quychế, sẽ có 7 lĩnh vực được thí điểm đầu tư theo hình thức PPP. Đây hầu hết là cáclĩnh vực thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế. Trên thực tế, ngay từ ban đầu,khi bàn tới mô hình PPP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã xác định, trước tiên sẽtập trung vào thí điểm PPP đối với các dự án hạ tầng lớn, đặc biệt với hạ tầnggiao thông, sau đó mới mở rộng sang các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, gần đây, cáchội thảo về PPP trong lĩnh vực y tế, viễn thông đã liên tiếp được tổ chức vàcâu hỏi đặt ra là, liệu đó có phải là các lĩnh vực được thí điểm PPP hay không?

Theo vị đại diện Công ty Luật Fraser, mặcdù đã có các quy định mở về “các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịchvụ công khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”, nhưng Dự thảo Quy chếcũng cần quy định cụ thể rằng, các dự án PPP về cơ sở hạ tầng xã hội, như xâydựng trường học, bệnh viện, nhà ở xã hội…, cũng thuộc phạm vi điều chỉnh củaquy chế này.

Một vấn đề khác cũng được đặc biệt quantâm, đó là Dự thảo Quy chế đã đề cập chuyện cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền vàcả nhà đầu tư đều có quyền đề xuất dự án thí điểm theo hình thức PPP. Tuynhiên, việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện thông qua đấu thầu rộng rãiquốc tế.

Điều này, theo lý giải của cơ quan soạnthảo, là nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, cũng như để tạo sự tin tưởng của cộngđồng đầu tư và các định chế tài chính đối với thị trường PPP của Việt Nam. Việckhông khuyến khích nhà đầu tư tự đề xuất dự án cũng đã được nhắc tới trong chủđích của cơ quan soạn thảo.

Tuy nhiên, các luật gia đến từ Công tyLuật Vilaf Hồng Đức lại băn khoăn về quy định này, bởi nó có vẻ không giống cácquy định về BOT. Hơn nữa, theo Dự thảo Quy chế, mặc dù không khuyến khích nhàđầu tư tư nhân đề xuất dự án, nhưng khi dự án được duyệt, thì lại được đưa vàoDanh mục dự án để đấu thầu.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp bày tỏbăn khoăn rằng, rất có thể không phải dự án nào nằm trong Danh mục dự án thí điểmđược công bố cũng là khả thi và chấp nhận được về mức độ rủi ro, để họ ra cácquyết định đầu tư. Hơn thế, với các dự án do nhà đầu tư đề xuất, đã có quanđiểm cho rằng, khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, phải có thêm các quy địnhriêng. Chẳng hạn, nên có cơ chế ưu tiên khi tính điểm kỹ thuật chấm thầu chonhà đầu tư đó.

“Tất nhiên, phải đảm bảo mọi ưu tiên (nếucó) phải được thông báo công khai ngay từ ban đầu cho các nhà đầu tư khác (khôngđề xuất dự án từ đầu, nhưng sau đó có tham gia đăng ký đấu thầu)”, một vị luậtgia nói.

Rõ ràng, còn rất nhiều vấn đề liên quantới khung pháp lý cho mô hình PPP cần được thảo luận, để có thể đi tới những quyđịnh hợp lý nhất, cho dù PPP ở Việt Namhiện mới chỉ dừng ở việc thí điểm. Sự hối thúc từ cộng đồng doanh nghiệp và cácnhà tài trợ là dễ hiểu, song không thể vì thế mà thiếu đi những cân nhắc thậntrọng.

Nguồn: Báo Đầutư điện tử