Việt Nam hiện có 19 tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang). Để phát triển kinh tế đối ngoại tại vùng biên này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích cụ thể, áp dụng cho các tỉnh vùng biên, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại đây.
Việt Nam hiện có 19 tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang). Để phát triển kinh tế đối ngoại tại vùng biên này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích cụ thể, áp dụng cho các tỉnh vùng biên, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại đây.
Cụ thể, theo Quyết định số 482/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia (VN-L và VN-CPC) là 19 tỉnh của Việt Nam có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới đất liền VN-L, VN-CPC; các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Việt Nam thực hiện các chương trình, dự án đầu tại 19 tỉnh này của Việt Nam và các tỉnh của Lào, Campuchia có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam.
Cơ chế, chính sách này không áp dụng đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu.
10 chính sách cho các tỉnh của Việt
Nhà nước ưu tiên đầu tư bằng vốn hỗ trợ hợp tác với Lào và Campuchia hàng năm từ ngân sách trung ương và nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) dành cho các tỉnh của Việt Nam có biên giới chung với 2 nước để hỗ trợ xây dựng các khu liên kiểm của các cửa khẩu chính và cửa khẩu quốc tế, các tuyến đường thuộc khu vực cửa khẩu nối cửa khẩu chính cửa khẩu quốc tế với các trục đường chính,...
Thứ hai, các dự án chợ biên giới được ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Riêng chợ biên giới tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% tổng vốn đầu tư xây dựng/chợ, nếu chợ này ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì mức hỗ trợ trên là 100%.
Thứ ba, các dự án hạ tầng thương mại tại khu vực biên giới VN-L và VN-CPC như chợ, siêu thị... được hưởng chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
Thứ tư, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho các cơ quan kiểm soát liên ngành tại cửa khẩu.
Thứ năm, xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất dành cho học sinh Lào, Campuchia của các cơ sở đào tạo từ bậc cao đẳng trở lên thuộc các tỉnh biên giới có đào tạo giúp nước bạn từ 30 cán bộ, học sinh/năm trở lên.
Thứ sáu, hỗ trợ bổ sung từ ngân sách trung ương mỗi tỉnh biên giới từ 2-3 tỷ đồng/năm để đào tạo cán bộ, học sinh cho 2 nước bạn hoặc hỗ trợ vật chất cho các tỉnh của Lào, Campuchia ngoài ngân sách đã được phân bổ hàng năm.
Thứ bảy, ưu tiên, khuyến khích thực hiện các dự án quân, dân y kết hợp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm. Bên cạnh đó đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở y tế tuyến huyện, xã vùng biên để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân 2 nước bạn sang khám chữa, bệnh ở Việt
Thứ tám, ưu tiên, khuyến khích thực hiện các dự án thuộc chương trình khống chế dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, dịch bệnh gây hại cây trồng vùng biên giới VN-L và VN-CPC.
Thứ chín, xây dựng, nâng cấp các trạm phát thanh, truyền hình, viễn thông tại các huyện, xã vùng biên.
Thứ mười, xây dựng một số cụm dân cư tại các khu vực quan trọng đối với an ninh quốc gia ở các tỉnh có biên giới với Lào, Campuchia.
Một số ưu đãi cho các doanh nghiệp
Cũng theo Quyết định này, các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư khi thực hiện đầu tư (hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo Luật Đầu tư) tại các tỉnh của Lào, Campuchia có biên giới với Việt Nam có thể được hưởng ưu đãi nếu thỏa mãn điều kiện: thực hiện mục tiêu sản xuất, kinh doanh điện có nhập khẩu điện về Việt Nam; khai thác, chế biến dầu khí, muối mỏ, quặng sắt, bauxite; trồng và chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp; sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu từ nước khác;...
Ưu đãi đối với các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư tại các tỉnh biên giới của Việt Nam là thuộc diện được hưởng các cơ chế tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức vốn vay và bảo lãnh tối đa theo quy định hiện hành; các ưu đãi khác được áp dụng như đối với việc đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định. Song để được hưởng các chính sách ưu đãi này, doanh nghiệp trên phải xuất khẩu ít nhất 50% giá trị hàng hóa sản xuất sang Lào hoặc Campuchia; hoặc doanh nghiệp phải nhập khẩu 100% nguyên liệu chính từ Lào hoặc Campuchia.
Nguồn: VGP