Kết thúc chuyến công tác tại các tỉnh Nam Lào
19/03/2010

 

Như tin đã đưa, từ ngày 12 đến ngày 18/3/2010, đoàn cán bộ của tỉnh do ông Lê Văn Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo hợp tác với các tỉnh Nam Lào dẫn đầu đã đi công tác tại các tỉnh Nam Lào (Chămpasak, Attapư, Sêkông) để chuẩn bị nội dung đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chương trình hợp tác giữa tỉnh Bình Định với các tỉnh Nam Lào giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch hợp tác giai đoạn tiếp theo.

 

Như tin đã đưa, từ ngày 12 đến ngày 18/3/2010, đoàn cán bộ của tỉnh do ông Lê Văn Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo hợp tác với các tỉnh Nam Lào dẫn đầu đã đi công tác tại các tỉnh Nam Lào (Chămpasak, Attapư, Sêkông) để chuẩn bị nội dung đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chương trình hợp tác giữa tỉnh Bình Định với các tỉnh Nam Lào giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch hợp tác giai đoạn tiếp theo.

Làm việc với Tổng lãnh sự Việt Nam tại Pakse, Champasak
Theo đánh giá sơ bộ, thời gian qua tỉnh Bình Định và các tỉnh Chămpasak, Attapư, Sêkông (Lào) đã hợp tác tốt trong các lĩnh vực công - nông nghiệp, giáo dục - đào tạo - y tế, thương mại - du lịch - giao thông vận tải, dự án đầu tư và nhiều hoạt động hợp tác quan trọng khác. Trong đó, Bình Định đã thực hiện hầu hết các nội dung hỗ trợ đối với tỉnh bạn, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp (hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, xây dựng mô hình khuyến nông, cung cấp trang thiết bị Trung tâm chăn nuôi thú y, tập huấn cán bộ kỹ thuật…), giáo dục - đào tạo - y tế - thể dục thể thao (hỗ trợ học tiếng Việt, cấp học bổng, đào tạo cán bộ y tế).
Làm việc với tỉnh Champasak

Nhìn chung, các nội dung hợp tác đã thực hiện đều mang tính thiết thực, vừa đáp ứng được nhu cầu và khả năng của các địa phương. Trong quá trình triển khai, lãnh đạo hai tỉnh đã chỉ đạo và các Sở, ngành đã linh hoạt điều chỉnh phương thức thực hiện đối với một số nội dung theo hướng thiết thực và hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp của Bình Định đã tìm hiểu môi trường đầu tư, các chính sách và phong tục tập quán của nước bạn Lào, góp phần tăng cường sự hiểu biết, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Làm việc với tỉnh Sekong
Đối với các dự án đầu tư, các doanh nghiệp của tỉnh đã triển khai thực hiện bước đầu có kết quả khả quan, củng cố quyết tâm và lòng tin cho nhà đầu tư, làm tiền đề cho các giai đoạn kế tiếp.
Làm việc với tỉnh Attapư
Tuy nhiên, việc hợp tác vẫn còn một số tồn tại như: Mặc dù đã có các thoả thuận cấp tỉnh về việc bạn cho thuê đất nhưng thực tế quỹ đất không đủ, đất không liền khoảnh, việc bồi thường giải phóng mặt bằng, giao nhận đất và làm các thủ tục hợp đồng, sổ đỏ còn khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp. Nguồn lao động tại chỗ (người Lào) không nhiều. Trong khi đó, phía bạn lại hạn chế số lượng lao động Việt Nam sang làm việc cho các doanh nghiệp của tỉnh và áp dụng thuế suất thuế thu nhập cá nhân rất cao (10%/tổng thu nhập của người lao động là người nước ngoài), đồng thời chưa có quy chế ưu đãi đối với việc sử dụng nguồn lao động là người Việt Nam vào làm việc cho các dự án, nhất là các dự án đầu tư ngành nông nghiệp. Một số lĩnh vực hợp tác còn hạn chế do cả hai bên chưa chủ động và tích cực, nhất là phía bạn còn thụ động. Riêng lĩnh vực thương mại chưa đẩy mạnh được do hàng hoá của Bình Định nói riêng, của Việt Nam nói chung gặp khó khăn trong cạnh tranh với hàng hoá của Thái Lan.
Trường Hữu nghị Việt Lào, Sekong do tỉnh Bình Định hỗ trợ
Trên cơ sở đánh giá sơ bộ kết quả hợp tác, ngay trong quý 2/2010, tỉnh Bình Định sẽ cùng các tỉnh bạn sớm hoàn chỉnh nội dung đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chương trình hợp tác giữa tỉnh Bình Định với các tỉnh Nam Lào giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch hợp tác giai đoạn tiếp theo.