Điểm yếu qua hai năm thực thi
12/11/2008

 

Tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc phát sinh sau 2 năm thực thi Luật Doanh nghiệp (DN) và Luật Đầu tư. Trước thời điểm diễn ra Hội thảo báo cáo sơ kết 2 năm thi hành Luật DN và Luật Đầu tư do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Tổ công tác thi hành Luật DN và Luật Đầu tư tổ chức ngày 13/11/2008 tại Hải Phòng, cuối tháng 10 vừa qua.

 

Tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc phát sinh sau 2 năm thực thi Luật Doanh nghiệp (DN) và Luật Đầu tư. Trước thời điểm diễn ra Hội thảo báo cáo sơ kết 2 năm thi hành Luật DN và Luật Đầu tư do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Tổ công tác thi hành Luật DN và Luật Đầu tư tổ chức ngày 13/11/2008 tại Hải Phòng, cuối tháng 10 vừa qua.

Cơ quan Xúc tiến thương mại Hàn Quốc (Kotra) đã đề nghị Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ thiết lập các bộ phận tiếp nhận và trả lời thắc mắc của nhà đầu tư về hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh tại các bộ, ngành và địa phương.

Yêu cầu từ phía Kotra không đơn giản chỉ là thành lập một đơn vị hành chính, mà quan trọng hơn, các nhà đầu tư cần câu trả lời từ phía những cán bộ có đủ thẩm quyền, đủ năng lực để đảm bảo những thông tin đưa ra là chính xác, thống nhất và có giá trị pháp lý để thực hiện.

Ông Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tổ phó Tổ Công tác thi hành Luật DN và Luật Đầu tư bình luận rằng, kiến nghị này cho thấy điểm yếu trong thực thi luật ngay từ nội bộ các cơ quan thi hành pháp luật. Nếu không giải toả được vấn đề này, thì những văn bản kiểu như chất lượng phân bón không được kiểm soát… sẽ tiếp tục xảy ra. Điều đáng nói là khi nghiên cứu hai năm thực thi Luật DN, Luật Đầu tư, các chuyên gia Tổ công tác đã phát hiện những chồng chéo, trùng lặp, thiếu nhất quán giữa các quy định có liên quan. Đây là một phần tạo thêm tác động bất lợi tới hiệu lực và hiệu quả của Luật DN và Đầu tư thời gian qua.

Tất nhiên, vẫn phải khẳng định rằng, sự bùng phát của nguồn vốn đầu tư, kể cả trong nước và nước ngoài, những cuộc "đổi ngôi" đáng kể giữa các địa phương trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư… có thể là những kết quả đánh giá được bằng con số sau hai năm thực hiện Luật DN, Luật Đầu tư.

Nhiều chuyên gia kinh tế đã ghi nhận sự xuất hiện đúng lúc của hai bộ luật này, bởi nó đã tạo nên bước chuyển mới của môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam sau đà bật được Luật Doanh nghiệp năm 2000 tạo dựng. Trong khảo sát mới đây của Công ty truyền thông Việt Gates, các ưu điểm được giới đầu tư đánh giá cao từ hai luật này gồm mở rộng quyền tự do đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, minh bạch hoá hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước… Đặc biệt, cơ chế phân cấp mạnh trong quản lý nhà nước về đầu tư đã được coi là bước đột phá quan trọng.

Tuy nhiên, chính điểm "đột phá" này lại đang bộc lộ khá nhiều khiếm khuyết, đặc biệt, đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dự thảo báo cáo cáo đánh giá hai năm thực thi Luật Đầu tư của Tổ Công tác thi hành Luật DN, Luật Đầu tư (Dự thảo) đã nhắc tới sự phân tán, tách biệt theo ngành, địa phương của chính sách huy động vốn đầu tư và quản lý đầu tư cũng như thiếu sự phối hợp, giám sát trong thu hút đầu tư, sử dụng nguồn lực đất đai, tài nguyên… một cách thống nhất từ trung ương.

Cách thức quản lý này đã khiến chất lượng các dự án đầu tư nước ngoài, hiệu quả xã hội, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai… đang được cảnh báo là có xu hướng giảm. Hơn thế, khi xây dựng Dự thảo này, các chuyên gia đã phát hiện thủ tục đầu tư trên thực tế ở các địa phương rất khác nhau. Nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành những hướng dẫn "tổng hợp" thực hiện các quy định liên quan đến đầu tư gồm cả xây dựng, đất đai, môi trường…

Hệ quả là nhiều nhà đầu tư phải trải qua tới vài trăm thủ tục, mất khoảng vài trăm ngày để hoàn tất thủ tục một dự án đầu tư xây dựng cần giao hoặc thuê đất thay vì quy định của pháp luật là vài ngày. Đã có DN chi hơn 100 tỷ đồng mua đất để xây dựng trường học, nhưng kể từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp này chưa vượt qua được thủ tục thứ nhất là chấp thuận chủ trương.

Trong khi nhiều chuyên gia đặt câu hỏi về bản chất và ý nghĩa pháp lý của những thủ tục như "chấp thuận chủ trương đầu tư" hay "chấp thuận cho phép nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư", thì cứ mỗi tháng trôi qua, tính theo lãi suất ngân hàng, DN này đã mất đi 1,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) phân tích rằng, nguyên nhân của tình trạng này là tính thiếu thực tiễn, chưa đầy đủ, không rõ ràng của các quy định liên quan đến thủ tục đầu tư, kinh doanh. Cho tới thời điểm này, vẫn còn tới 20 nội dung của Luật DN, nhiều điểm của Luật Đầu tư đang trong tình trạng chờ hướng dẫn cụ thể, như tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, thanh lý dự án… và các mẫu hồ sơ.

"Thực tế cho thấy đã đến thời điểm phải đặt kế hoạch sửa đổi, bổ sung một số nội dung của các nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư và Luật DN để đảm bảo tính hiệu lực và thống nhất của các quy định pháp luật", ông Cung nói.

Nguồn: Báo Đầu tư