Không chỉ là “đất võ trời văn”, Bình Định còn là xứ sở của những tháp Champa. Những tòa tháp hiện lên sống động dưới góc nhìn của độc giả Hoàng Tuấn. Hiện nay ở Bình Định có đến 8 cụm tháp và nằm ở các huyện xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa như: Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn và TP Quy Nhơn.
Không chỉ là “đất võ trời văn”, Bình Định còn là xứ sở của những tháp Champa. Những tòa tháp hiện lên sống động dưới góc nhìn của độc giả Hoàng Tuấn.
Hiện nay ở Bình Định có đến 8 cụm tháp và nằm ở các huyện xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa như: Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn và TP Quy Nhơn.
Nếu xuất phát từ Quy Nhơn, bạn sẽ gặp Tháp Đôi ngay trong lòng thành phố, bên bờ đầm Thị Nại. Sở dĩ gọi tên như vậy vì có hai tháp đứng cánh nhau, sừng sững giữa trời xanh, như người ta “có cặp, có đôi”. Cách Quy Nhơn khoảng 30 km, thuộc địa phận huyện Tuy Phước, sát ngã ba quốc lộ 19 và quốc lộ 1, bạn đến thăm quần thể tháp Bánh Ít, gồm 4 tháp lớn nhỏ được xây trên một ngọn núi, soi bóng xuống dòng sông Kôn.
Ở tháp Bánh Ít, bạn sẽ thấy được những kiến trúc duyên dáng của tháp, đặc biệt là tháp có hình yên ngựa. Nếu tiếp tục đi ra hướng bắc, du khách sẽ gặp tháp Phú Lốc và tháp Cánh Tiên, hai ngọn tháp này cũng được xây trên những ngọn đồi cao, vì vậy đi ngang quốc lộ 1 bạn đều nhìn thấy. Tháp Cánh Tiên nằm trong khuôn viên thành Đồ Bàn, và theo một số tài liệu nghiên cứu là quà tặng của vua Chế Mân xây tặng cho hoàng hậu công chúa Huyền Trân của Đại Việt.
Tháp Đôi.
Nét kiến trúc độc đáo.
Đối mặt với thời gian.
Gạch xây tháp.
Bền bỉ với thời gian.
Một điệu múa Chăm.
Các bạn trẻ đến tháp chụp ảnh cưới.