FDI chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ
26/05/2009

 

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 5 tháng đầu năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 6,68 tỷ USD, gần bằng số vốn cam kết của cả năm 2005 (6,8 tỷ USD). Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2008, năm đỉnh cao của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì vốn thu hút của 5 tháng đầu năm chỉ bằng 23,7% so với cùng kỳ.

 

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 5 tháng đầu năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 6,68 tỷ USD, gần bằng số vốn cam kết của cả năm 2005 (6,8 tỷ USD). Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2008, năm đỉnh cao của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì vốn thu hút của 5 tháng đầu năm chỉ bằng 23,7% so với cùng kỳ.

Trong 5 tháng qua, cả nước có 256 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp mới với tổng vốn đăng ký cấp mới là 2,7 tỷ USD (bằng 10,8% so với cùng kỳ 2008) và 40 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,96 tỷ USD (tăng 27,8% so với cùng kỳ 2008).

Đáng chú ý là, đến cuối tháng , có đến 91% lượng vốn FDI tập trung đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, dịch vụ ăn uống và lưu trú.

5 tháng đầu năm, tổng số có tới 3,8 tỷ USD vốn FDI đầu tư tăng thêm cho các dự án đã được cấp phép trước đó, như dự án Khu đô thị mới Tóc Tiên tại Bà Rịa-Vũng Tàu (vốn đăng ký 600 triệu USD), Công ty TNHH Winvest Investment (Việt Nam) tại Bà Rịa- Vũng Tàu tăng vốn thêm 3,8 tỷ USD.

Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 5,1 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng và Vĩnh Phúc.

Hoa Kỳ tiếp tục là nhà đầu tư có số vốn đăng ký lớn nhất trong 5 tháng đầu năm 2009 với 9 dự án mới, tổng vốn đăng ký 53,5 triệu USD và 3,8 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm. Tuy nhiên, nếu xét theo vốn đăng ký mới, Hàn Quốc là đối tác có số vốn đăng ký mới lớn nhất trong 5 tháng đầu 2009, với 59 dự án được cấp GCNĐT, tổng vốn đăng ký 1 tỷ USD.

Hồng Kông, Singapore và Đài Loan cũng là các đối tác cam kết đầu tư lớn vào Việt Nam với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 540 triệu USD, 539 triệu USD và 306 triệu USD.  

Đến nay, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 2,8 tỷ USD, bằng 70,9% so với cùng kỳ năm 2008.

Các doanh nghiệp FDI (không kể dầu khí) trong 5 tháng đầu 2009 đã xuất khẩu 8,28 tỷ USD, bằng 89,8% so với cùng kỳ 2008; nếu kể cả lĩnh vực dầu khí thì khu vực FDI đã xuất khẩu 10,85 tỷ USD, bằng 78,6% cùng kỳ 2008. 

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ