Phát triển công nghệ cao (CNC) nói chung, khu CNC nói riêng, đã được các nước tiên tiến quan tâm thực hiện từ nhiều năm trước, bởi nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng nền kinh tế tri thức, xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Trong khi đó, ở Việt
Phát triển công nghệ cao (CNC) nói chung, khu CNC nói riêng, đã được các nước tiên tiến quan tâm thực hiện từ nhiều năm trước, bởi nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng nền kinh tế tri thức, xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Trong khi đó, ở Việt
* Điều kiện cần và đủ
Bình Định đã quy hoạch 236 ha tại Khu Kinh tế Nhơn Hội cho các dự án có tính chất CNC
Có thể thu hút dự án CNC mà không cần quy hoạch khu CNC. Song nếu không có quy hoạch khu CNC thì chỉ có những dự án nhỏ lẻ và không thể phát triển CNC nói chung. Các dự án CNC thường có tính liên hoàn và cần có sự hợp tác, hỗ trợ từ các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và triển khai (R&D) trong khu vực hoặc liền kề. Tại sao Hoa Kỳ có Thung lũng Silicon và Ấn Độ có
Theo báo cáo của Bộ KH-CN và các Ban quản lý khu CNC tại Hội thảo xúc tiến đầu tư vào các khu CNC Việt Nam (được tổ chức vào tháng 12.2008 tại TP Hồ Chí Minh), hiện nay ở nước ta có 2 khu CNC đang hoạt động là Khu CNC Hòa Lạc (trực thuộc Bộ KH-CN), thành lập năm 1998 trên địa bàn huyện Thạch Thất, cách trung tâm Hà Nội 30 km với diện tích 1.586 ha và Khu CNC TP Hồ Chí Minh (trực thuộc thành phố), thành lập năm 2002, tọa lạc trên địa bàn quận 9 với diện tích 913 ha. Cả 2 khu CNC này đều nằm trên các trục giao thông thuận lợi, có hạ tầng kỹ thuật hiện đại, gần các trường đại học và đều có quy mô khá lớn để đáp ứng yêu cầu quy hoạch thành những đô thị khoa học. Chỉ sau vài năm hoạt động, 2 khu CNC này đã thu hút được hàng tỉ đô la vốn đầu tư, nhiều tập đoàn danh tiếng thế giới đã có mặt và triển khai dự án tại đây. Cơ ngơi mà 2 khu này có được là từ nguồn đầu tư rất lớn của Nhà nước.
Theo tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Giám đốc Khoa học của Trung tâm R&D thuộc Khu CNC TP Hồ Chí Minh, hiện Trung tâm được trang bị những thiết bị tối tân mà các nhà khoa học của NASA khi sang thăm cũng phải ghen tị. Tất nhiên, đó chỉ là một số thiết bị cá biệt, không phải là cả một hệ thống đồng bộ, nhưng điều này nói lên sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh trong việc đầu tư, phát triển Khu CNC này. Bản thân tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê là một Việt kiều Mỹ được mời về làm việc. Công sự của ông cũng có những nhà khoa học trẻ từ nước ngoài trở về và những cán bộ tài năng trong nước do chính ông đào tạo trong những năm qua.
* Làm gì để thu hút dự án CNC vào Bình Định?
Bình Định tuy chưa thể so sánh với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhưng không phải vì thế mà không thể phát triển CNC. CNC không chỉ là công nghệ thông tin, điện tử, mà còn bao gồm lĩnh vực rất thiết thực với các tỉnh nông nghiệp như Bình Định, đó là công nghệ sinh học; ngoài ra còn có các lĩnh vực không quá xa lạ như công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa.
Đối với Bình Định, đã xác định đẩy mạnh CNH, HĐH và muốn tạo đột phá thì phát triển công nghiệp CNC phải là một trong những ưu tiên hàng đầu. Bình Định có đủ điều kiện tự nhiên, xã hội để hình thành và phát triển một khu CNC đa chức năng. Đó là vị trí địa lý trung tâm phía nam của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cửa ngõ của Tây Nguyên; là hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đang dần hoàn thiện, mới đây được Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) đánh giá đứng hàng đầu cả nước cả về chỉ số cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn và chỉ số cơ sở hạ tầng bao gồm cả cảng biển và sân bay. Bình Định còn có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống thông minh, sáng tạo, người Bình Định ở trong và ngoài nước rất giàu chất xám, sẵn sàng trở về quê nhà đóng góp trí tuệ và công sức khi có điều kiện làm việc phù hợp, những yếu tố này cũng không kém phần quan trọng cho phát triển CNC.
Phú Yên, Khánh Hòa, Hải Phòng, Sơn La đã xây dựng các khu nông nghiệp CNC, Quảng Ngãi có định hướng xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC. Một số tỉnh, thành phố khác như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai có khu công nghiệp ứng dụng CNC hoặc có một số dự án CNC đang được triển khai, tiền đề cho việc hình thành các khu CNC. Đà Nẵng thì đang xúc tiến hình thành một khu CNC tương tự như Hòa Lạc hoặc TP Hồ Chí Minh mà một trong những bước quan trọng là phối hợp với Bộ KH-CN tổ chức hội thảo tại Đà Nẵng vào tháng 3 tới để bàn về quy hoạch khu CNC. |
Tham luận tại hội thảo xúc tiến đầu tư vào các khu CNC đã nói ở trên, lãnh đạo Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ của Bộ KH-CN đã công bố lộ trình xây dựng và phát triển các khu CNC của cả nước, trong đó không có tên Bình Định. Vì vậy, để hình thành khu CNC, trước hết Bình Định phải đăng ký với Bộ KH-CN để được đưa vào quy hoạch các khu CNC của cả nước, mà muốn đăng ký như vậy thì phải có một ý tưởng quy hoạch được nhất trí cao tại tỉnh. Cần quy hoạch một quỹ đất lớn cho khu CNC này vì gần 240 ha tại 2 khu công nghiệp A và B trong Khu Kinh tế Nhơn Hội quy hoạch cho các dự án điện tử - công nghệ thông tin là quá nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu phát triển CNC một cách đầy đủ và đúng nghĩa.
Cách đây không lâu, khi đoàn công tác tỉnh ta tham quan nhà máy CNC của Tập đoàn Foxconn tại Thâm Quyến (Công viên khoa học công nghệ Long Hoa) đã thấy “choáng ngợp” trước quy mô của nó bởi đó thực sự là một thành phố công nghệ với gần 300 ngàn công nhân sinh sống và làm việc. Không làm thì thôi, đã làm thì phải làm lớn, đó là triết lý đầu tư của các nhà đầu tư CNC. Với Bình Định, việc bố trí một mặt bằng lớn từ vài trăm đến cả ngàn hecta là vấn đề không dễ đối với những nhà quy hoạch vì quỹ đất của chúng ta không còn nhiều, song nếu không tính toán ngay bây giờ thì mai mốt làm sẽ còn khó hơn gấp bội.
Một vấn đề quan trọng nữa đã nhiều lần được đề cập là nguồn nhân lực được đào tạo phải thích ứng với CNC. Điều này đòi hỏi các trường đại học và cơ sở nghiên cứu phải chuyển biến mạnh mẽ. Đại học Quy Nhơn, một trường đại học tầm cỡ khu vực, phải trở thành một trung tâm nghiên cứu và triển khai (R&D). Đại học Quang Trung nên tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng cả đầu vào và đầu ra và tăng cường khâu nghiên cứu. Các cơ sở đào tạo khác cũng không thể không “thân thiện” với nhu cầu của các lĩnh vực CNC được xác định trong Luật Công nghệ cao; cần tập trung đầu tư phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa. Vấn đề nhân lực và đào tạo nhân lực cần được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm và ưu tiên đặc biệt ngay từ bây giờ thì mới kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển CNC trong những năm tới.
Nguồn: Báo Bình Định