Sáng 30-1, tức mùng 5 Tết Kỷ Sửu, tại Bảo tàng Quang Trung ở làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, trên quê hương người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Sáng 30-1, tức mùng 5 Tết Kỷ Sửu, tại Bảo tàng Quang Trung ở làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, trên quê hương người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Chương trình Lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được mở đầu bằng Lễ thượng cờ Quang Trung và cờ Tổ quốc trong âm thanh hào hùng của 109 trống sấm, tạo thành một nghi lễ độc đáo. Diễn văn do đồng chí Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đọc tại buổi lễ đã ôn lại truyền thống hào hùng cùng những chiến công hiển hách của phong trào nông dân Tây Sơn mà đỉnh cao là Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cách đây vừa tròn 220 năm, vào ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, đánh đuổi 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng đất nước, thu giang sơn về một mối. Sau lễ hội kỷ niệm 220 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là chương trình nghệ thuật sắp đặt mang tên “Cội nguồn” diễn ra tại khu vực cây me, giếng nước trên nền nhà xưa của 3 anh em nhà Tây Sơn trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung.
Múa cờ nghĩa
“Nghĩa khí Tây Sơn” thể hiện nghĩa khí Tây Sơn Tam Kiệt, phất lá cờ “Nghĩa”, đánh tan giặc ngoại xâm
Phần “Khai hội” với âm thanh của 9 chiếc trống sấm cùng 100 chiếc trống chầu đã tạo sự gần gũi, thôi thúc, gắn kết người dân hòa mình vào lễ hội, thể hiện âm hưởng của đất trời, âm hưởng của lịch sử vọng về
Khai hội
Điểm nhấn của chương trình là “Lễ xuất quân”, tái hiện khí thế hào hùng của Hoàng đế Quang Trung chỉ huy văn thần, võ tướng cùng các nghĩa binh Tây Sơn xuất quân ra Bắc…
Phần “Giao hưởng chiến thắng” tái hiện cảnh đoàn quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, trong khúc nhạc rộn rã của “Ngày hội hoa đào”
Người dân nô nức đi xem hội