Ngày 21/1/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại. Tiếp đó, ngày 23/1/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-NHNN về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng (khách hàng vay) để sản suất - kinh doanh.
Ngày 21/1/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại. Tiếp đó, ngày 23/1/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-NHNN về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng (khách hàng vay) để sản suất - kinh doanh. Đây là những giải pháp cấp bácch của Chính phủ nhàm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo tinh thần ra Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009
Ngân hàng Phát triển Việt
Theo Quy chế bảo lãnh vừa được Thủ tướng ban hành, Doanh nghiệp (DN) thuộc các thành phần kinh tế (kể cả Hợp tác xã) có quy mô dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tối thiểu là 100 triệu đồng; không nợ quá hạn các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế; không nợ đọng thuế; có vốn chủ sở hữu tối thiểu 10% và sử dụng tham gia dự án 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay thế chấp bảo đảm bảo lãnh sẽ được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động.
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn của doanh nghiệp gồm có giấy đề nghị bảo lãnh vay vốn và các tài liệu chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện được bảo lãnh đã nêu trên. Tối đa 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, VDB tiến hành thẩm định và thông báo kết quả bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Theo đó, bên được bảo lãnh vay vốn không được chuyển nhượng tài sản hình thành từ vốn vay đầu tư dự án và không được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh khác. Bên bảo lãnh có quyền phát mại tài sản thế chấp bảo đảm bảo lãnh để thu hồi số tiền đã trả nợ thay cho Bên được bảo lãnh.
Số tiền được bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh theo Hợp đồng tín dụng được ký giữa 2 bên. Thời hạn bảo lãnh vay vốn phù hợp với thời hạn cho vay của Bên nhận bảo lãnh và không vượt quá thời hạn thu hồi vốn và chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Mức phí bảo lãnh tối đa bằng 0,5%/năm/số tiền được bảo lãnh và Bên bảo lãnh được sử dụng 25% phí thu được để bù đắp chi phí quản lý có liên quan đến hoạt động bảo lãnh, phần còn lại được trích vào Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn.
VDB không bảo lãnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán; dịch vụ (trừ dịch vụ vận tải hàng hóa, giáo dục đào tạo và y tế); vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng khác.
Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn được sử dụng để bù đắp rủi ro bảo lãnh và được hình thành từ những nguồn vốn: Ngân sách nhà nước cấp ban đầu 200 tỷ đồng; phí bảo lãnh vay vốn; tiền thu hồi nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiền phát mại tài sản hình thành từ vốn vay; vốn tài trợ hợp pháp và lãi tiền gửi
Liên quan đến vấn đề này, Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng Giám đốc VDB cho biết thêm:
- Theo Quyết định số 14, VDB được giao thêm nhiệm vụ mới là bảo lãnh tín dụng cho DN. Đây là hình thức hỗ trợ quan trọng trong gói giải pháp kích cầu của Chính phủ đối với cộng đồng các DN, tạo điều kiện cho DN tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Điều này cũng có nghĩa là giúp các ngân hàng thương mại đưa vốn ra nhiều hơn và an toàn hơn. Hiện nay, nguồn vốn ngân hàng đang lớn, nhưng đưa đến DN rất khó khăn, nhất là các DN nhỏ, bởi lẽ các DN muốn vay nhưng không có tài sản thế chấp, còn các ngân hàng ngại cho vay vì sợ rủi ro. Cơ chế bảo lãnh tín dụng mới sẽ khắc phục được điều đó.
- Phía ngân hàng thương mại cho vay vốn sẽ không yêu cầu thế chấp đối với DN vay vốn. Vì theo quy trình thì VDB sẽ là nơi thẩm tra tính khả thi của dự án và cấp chứng thư bảo lãnh. Đối với các ngân hàng thương mại thì chứng thư bảo lãnh của VDB là thế chấp cao hơn so với tài sản thế chấp của doanh nghiệp, vì bảo đảm an toàn hơn.
- Quy trình, thủ tục bảo lãnh sẽ rất đơn giản, vì VDB sẽ giải quyết theo mô hình “1 cửa”. Khi phát sinh nhu cầu vay vốn có bảo lãnh, DN cần gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn đến VDB, hoặc phía các ngân hàng thương mại sẽ gửi hồ sơ đến VDB. Tối đa 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, chúng tôi sẽ tiến hành thẩm định. Nếu đủ điều kiện thì VDB sẽ có văn bản chấp thuận bảo lãnh cho DN vay vốn, và nếu không đủ điều kiện thì DN cũng sẽ được thông báo lý do cụ thể. Sau đó, ngân hàng thương mại sẽ xem xét và ký hợp đồng tín dụng với DN. Tiếp đó, VDB sẽ ký hợp đồng bảo lãnh vay vốn, hợp đồng bảo đảm bảo lãnh và phát hành chứng thư bảo lãnh để DN vay vốn tại ngân hàng.
- Hiện nay, VDB đã hoàn chỉnh quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ, sẽ tổ chức tập huấn ngay sau Tết Nguyên đán trong toàn hệ thống. Việc bảo lãnh tín dụng cho DN sẽ chính thức được triển khai từ ngày 10-2-2009 tới đây.
Nhà nước hỗ trợ mức lãi suất 4%/năm cho khách hàng vay vốn ngân hàng
Theo đó, trong năm 2009, Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay để sản xuất - kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Các chức tín dụng (TCTD) cho vay vốn đối với khách hàng vay theo quy định của pháp luật, bao gồm: các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại Cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại VN, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Quỹ tín dụng nhân dân TW (gọi chung là ngân hàng thương mại).
Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng bằng VND theo các hợp dồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong năm 2009 của các tổ chức (doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình …), cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh, được thống kê tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về chế độ báo cáo thống kê; trừ các khoản vay thuộc ngành, lĩnh vực (Ngành Công nghiệp khai thác mỏ, hoạt động tài chính, ngành quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, Đảng, đoàn thể, bảo đảm xã hội bắt buộc; Giáo dục và đào tạo; Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; Hoạt động văn hoá, thể thao; Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng; Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình; Hoạt động các tổ chức quốc tế; Nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng; Đầu tư và kinh doanh chứng khoán; Kinh doanh bất động sản dưới hình thức mua, bán quyền sử dụng đất).
Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là các các ngân hàng thương mại cho vay các nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất – kinh doanh theo cơ chế tín dụng thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; định kỳ báo cáo NHNN để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất.
Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/2/2009 - 31/12/2009.
Mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định nêu trên; khi thu lãi cho vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao NHNN chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN; trong 10 ngày đầu tháng 2/2009, gửi giấy đăng ký và kế hoạch hỗ trợ lãi suất cho NHNN và thực hiện ngay việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay; áp dụng cơ chế và lãi suất cho vay thông thường khi ký kết hợp đồng tín dụng; đến kỳ hạn thu lãi tiền vay của khách hàng, các ngân hàng thương mại thực hiện việc giảm trừ số tiền lãi bằng 4%/năm tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế phát sinh trong năm 2009; các ngân hàng thương mại được hoàn trả số tiền lãi giảm trừ này từ NHNN trên cơ sở báo cáo định kỳ hàng quý; ngày 10 của tháng đầu quý gửi báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất và đăng ký số tiền hỗ trợ lãi suất của quý tiếp theo cho NHNN. Khách hàng vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng thương mại nơi vay vốn để được hỗ trợ lãi suất.
Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt