Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến để hoàn thiện văn bản hướng dẫn cơ chế quản lý ngoại hối đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến để hoàn thiện văn bản hướng dẫn cơ chế quản lý ngoại hối đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 21/1, Ngân hàng Nhà nước công bố bản dự thảo thông tư về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt
Thông tư này dự kiến ban hành nhằm hướng dẫn các quy định về quản lý ngoại hối tại Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt nam, ở các nội dung: mở tài khoản vốn đầu tư (trực tiếp và gián tiếp) để thực hiện các giao dịch ngoại hối có liên quan, thu/chi trên tài khoản, kiểm soát chứng từ đối với các giao dịch, mua ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, chế độ báo cáo và các vấn đề có liên quan.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xây dựng thông tư này là nhằm tạo khung pháp lý về công tác quản lý ngoại hối đối với các luồng vốn vào/ra Việt Nam, cũng như đáp ứng đươc các yêu cầu của các văn bản pháp luật hiện hành, như Nghị định 160, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Trước đây, công tác quản lý ngoại hối đối với hoạt hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam thực hiện theo Thông tư 03/2004/TT-NHNN ngày 25/5/2004 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và Quyết định số 1550/2004/QĐ-NHNN ngày 6/12/2004 về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.
Tuy nhiên, sau khi Nghị định 160 được ban hành, các văn bản trên cũng đã hết hiệu lực thi hành và Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn các nội dung liên quan đến quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư của nước ngoài vào Việt
Theo dự thảo, người không cư trú là tổ chức, cá nhân và người cư trú là cá nhân nước ngoài phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối tại thông tư này khi thực hiện đầu tư gián tiếp vào Việt Nam dưới các hình thức như: Góp vốn, mua, bán cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và không tham gia trực tiếp vào quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục thực hiện mua cổ phần làm tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần và tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp thì thực hiện theo quy định của thông tư mà không phải thực hiện theo các quy định về quản lý ngoại hối có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện mua, bán các loại chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; mua, bán các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua các định chế tài chính trung gian tại Việt Nam được phép thực hiện nghiệp vụ này; thực hiện góp vốn, chuyển nhượng vốn góp trong các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán đều thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản trên.
Dự thảo cũng đưa ra quy định, hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện bằng đồng Việt Nam; mọi giao dịch có liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam mở tại tổ chức tín dụng được phép.
Để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở 1 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại 1 tổ chức tín dụng được phép để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Khi có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng khác, phải đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới.
Nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng đồng Việt
Thông tư trên cũng là văn bản pháp lý đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, các đối tượng khác thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Để thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, theo dự thảo, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải mở 1 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép. Khi có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng khác, doanh nghiệp đó phải đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới.
Các khoản chuyển vốn bằng ngoại tệ để đầu tư trực tiếp vào Việt
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được chuyển ra nước ngoài vốn điều lệ, vốn đầu tư trực tiếp, vốn vay, lãi và chi phí vay nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ; được sử dụng nguồn thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mua được ngoại tệ thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ.
Đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, sau khi hoàn thành việc chuyển đổi, các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp và tuân thủ các quy định đối với việc sử dụng tài khoản này…
Về phía các tổ chức tín dụng, dự thảo thông tư xác định trách nhiệm liên quan là Hướng dẫn thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam; kiểm soát các chứng từ áp dụng cho các giao dịch thu, chi trên tài khoản đó; bán ngoại tệ cho nhà đầu tư nước ngoài thu đồng Việt Nam và giám sát việc mua và chuyển ngoại tệ của họ.
Đó cũng là một số quy định cơ bản về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với việc quản lý ngoại hối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với những nhà đầu tư này, các tổ chức tín dụng cũng có trách nhiệm bán ngoại tệ để họ chuyển ra nước ngoài và giám sát việc mua và chuyển ngoại tệ đó.
Ngoài ra, theo dự thảo, định kỳ theo quy định, các tổ chức tín dụng sẽ báo cáo cụ thể hoạt động đầu tư của những đối tượng trên thông qua tình hình tài khoản. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện báo cáo tình hình cụ thể.
Ngân hàng Nhà nước cho biết đang tiến hành lấy ý kiến các bộ ngành liên quan, một số ngân hàng thương mại, tổ chức trong và ngoài nước, cũng như ý kiến rộng rãi của công chúng và doanh nghiệp, để sớm hoàn thiện và ban hành thông tư này.
Nguồn: Website Thời Báo kinh tế Việt