Miền Trung là một vùng đất giàu tiềm năng và lợi thế. Đây là vùng đất sở hữu 1.500km bờ biển, tập hợp nhiều vịnh nước sâu, có nhiều bãi biển đẹp cùng các di sản văn hóa, lịch sử được cả thế giới công nhận.
Miền Trung là một vùng đất giàu tiềm năng và lợi thế. Đây là vùng đất sở hữu 1.500km bờ biển, tập hợp nhiều vịnh nước sâu, có nhiều bãi biển đẹp cùng các di sản văn hóa, lịch sử được cả thế giới công nhận. Nơi đây có đủ các loại hình giao thông: Đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không. Nhìn xa hơn, Miền Trung còn là nơi gặp gỡ của các nước tiểu vùng sông MêKông, nối kết một vùng rộng lớn từ phía Nam Trung Quốc qua Myanmar, Thái Lan, Lào. Dựa vào những lợi thế đó, Miền Trung đang từng ngày "thay da đổi thịt" để trở thành vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ), sánh ngang với 2 đầu đất nước.
Một năm vượt khó
Năm 2008, trong khi nền kinh tế thế giới và quốc gia phải đương đầu với những biến động phức tạp, khó lường bởi vấn nạn lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhưng vùng KTTĐ Miền Trung vẫn giữ được ở mức tăng trưởng GDP cao từ 10-12%. Đà Nẵng, thành phố được xem là "đầu tàu" kinh tế Miền Trung, GDP đạt tốc độ tăng trưởng 11%, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) hầu hết đều ở mức tăng trưởng khá, thu ngân sách hơn 8.000 tỉ đồng. ấn tượng nhất là Thừa Thiên - Huế, 2 năm liền 2007, 2008 luôn là địa phương nằm trong tốp dẫn đầu thu hút đầu tư của vùng KTTĐ Miền Trung và cả nước. Năm 2008, có 74 dự án trong và ngoài nước được cấp chứng nhận đầu tư với tổng nguồn vốn 1.556 triệu USD, 13 dự án FDI, với tổng nguồn vốn 1.097 triệu USD, xếp thứ 10/64 tỉnh thành cả nước về thu hút vốn FDI lớn nhất toàn quốc. Khánh Hoà, tỉnh nhiều năm trở lại đây "nổi đình nổi đám" của Miền Trung với 3 địa chỉ "vàng" là vịnh Văn Phong, vịnh Nha Trang và bán đảo Cam Ranh đã và đang thu hút hàng loạt dự án công nghiệp, du lịch lớn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, năm 2008 này vẫn là địa phương có tốc độ tăng trưởng cao 11,3%, thu ngân sách tăng 26%. Bình Định, "cửa ngõ" của Tây Nguyên ra biển lớn, năm 2008, dù gặp nhiều khó khăn khi thế mạnh của địa phương là SX chế biến lâm thuỷ sản, khoáng sản... bị chững lại, tốc độ tăng trưởng GDP dù không đạt chỉ tiêu nhưng vẫn duy trì ở mức 10,94%, giá trị SX công nghiệp - xây dựng tăng cao nhất gần 17%, kim ngạch XK vượt trên 350 triệu USD, thu ngân sách đạt trên 2.000 tỉ đồng, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 68 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 11.331 tỉ đồng và 5 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 48, 7 triệu USD...
"Thay da đổi thịt" từng ngày
Miền Trung có động Phong Nha, kinh thành Huế, có thánh địa Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An, bãi biển Nha Trang... là những danh thắng ít có du khách bỏ qua khi đã ghé đến Việt
Hiện nay, trên các "đại công trình" ở Miền Trung, hàng ngàn con người đang tất bật đưa Miền Trung cất cánh. Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (Quảng Ngãi) vốn là mảnh đất đầy bom đạn, giờ ngày đêm rộn ràng tiếng máy tạo hình hài của một KKT năng động, hiện đại với "trái tim" Nhà máy Lọc dầu (NMLD) đang đập rộn rã chờ ngày "khai hoa nở nhị". Sự kiện này đã gây được sự chú ý đặc biệt không chỉ trong nước, mà còn đối với nước ngoài. Tính đến nay tại KKT Dung Quất đã cấp chứng nhận đầu tư cho 113 dự án, chấp thuận đầu tư cho 44 dự án, với tổng số vốn đăng ký tương đương 10, 3 tỷ USD. Trong số này có 44 dự án hoàn thành đi vào hoạt động, nộp ngân sách nhà nước hơn 700 tỷ đồng, chiếm hơn 40% nguồn thu ngân sách của tỉnh. Các dự án này đã giải quyết được cho gần 12.300 lao động với mức lương bình quân gần 1, 2 triệu đồng mỗi tháng. Theo tính toán, khi NMLD Dung Quất đi vào hoạt động với công suất 6, 5 triệu tấn/năm sẽ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước; đóng góp vào ngân sách tỉnh Quảng Ngãi hơn 2.000 tỉ đồng /năm. KKT Dung Quất được Tạp chí Thương hiệu Việt (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt
Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) công bố hồi cuối năm 2008, Đà Nẵng, trở thành địa phương dẫn đầu về môi trường kinh doanh trong cả nước (Bình Dương và Vĩnh Phúc xếp tiếp theo). Đà Nẵng đã tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, có tính minh bạch cao hơn các địa phương khác, và có khâu đào tạo lao động tốt. Trong năm 2008, Đà Nẵng đứng thứ 16 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với gần 380 triệu USD vốn đăng ký. Cũng trong năm này, Thừa Thiên -Huế đã dẫn đầu vùng KTTĐ Miền Trung về thu hút vốn các dự án FDI, với 67 dự án với tổng vốn đăng ký trên 2, 3 tỷ USD đã được cấp giấy phép đầu tư trên địa bàn, trong đó có 11 dự án được cấp phép đầu tư trong năm 2008.
Trong chuyến công tác dọc các tỉnh Miền Trung hồi giữa năm, cũng như trong thư gửi các đại biểu tham dự Diễn đàn kinh tế MT năm 2008 tại TP.Đà Nẵng vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng luôn nhấn mạnh: Miền Trung cần phân tích các mô hình liên kết phát triển đã thành công; trao đổi thẳng thắn về những khó khăn vướng mắc gặp phải trong hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, làm rõ vai trò cả các bên liên quan trong quá trình hợp tác - phát triển Miền Trung
Và... những trăn trở còn đó?
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư ở Miền Trung còn "mạnh ai nấy làm", kêu gọi đầu tư còn chồng chéo, chưa tạo ra sắc thái riêng, lợi thế riêng, chưa tạo ra một cơ chế chung cho toàn vùng. Có lẽ ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc liên kết để phát triển, nhưng sự chủ động cũng như những việc làm thực tế để đẩy mạnh sự hợp tác giữa các địa phương trong vùng vẫn còn rất hạn chế. Để làm được điều nay, việc qui hoạch địa bàn, qui hoạch ngành và sản phẩm cụ thể phù hợp với tiềm năng thực sự của mỗi địa phương là vô cùng quan trọng. Chính như TP. Đà Nẵng - "đầu tàu" của vùng
Năm mới 2009, được dự đoán là một năm tiếp tục có nhiều biến động xấu đối với tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt
Vùng KTTĐ MT bao gồm 5 tỉnh, thành là: Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, với 4 khu kinh tế lớn là Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Nơi đây đang được xây dựng thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, đảm bảo vai trò hạt nhân nhằm thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Nguồn: Báo Đời sống và Pháp luật