Nhằm tăng cường năng lực của cán bộ Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn các nội dung và ngụ ý của chương Đầu tư trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), sáng nay (24/10), Ban quản lý Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) thuộc Bộ Công Thương đã khai giảng khoá đào tạo “Xúc tiến và bảo hộ đầu tư theo Hiệp định EVFTA” trong 02 ngày (24-25/10/2016) tại khách sạn Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh.
Quang cảnh Khóa đào tạo
Hội nghị với sự tham gia của giáo sư Jurgen Kurtz, Giáo sư Luật,Trưởng khoa nghiên cứu Luật kinh tế quốc tế Đại học Melbourne (Australia); bàVũ Thị Châu Quỳnh, Phó Vụ trưởng, Vụ pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cùng vớigần 100 đại biểu đến từ các sở, ngành các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ và cáctrường đại học Luât, Ngoại thương, Kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh.
Khoá đào tạo đã phổ biến những nội dung và định nghĩa rõ rànghơn trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU như: nhà đầu tư, hình thức đầutư, các rào cản đối với đầu tư nước ngoài, quy định nhằm thu hút và duy trì đầutư nước ngoài, vai trò của Hiệp định đầu tư trong việc hỗ trợ đưa ra lựa chọnchính sách quốc gia về tự do hoá và bảovệ đầu tư,…. Đặc biệt trong các nội dung này thì vấn về cam kết về giải quyếttranh chấp giữa nhà đầu tư với nhà nước trong chương Đầu tư là nội dung mới củaHiệp định thương mại tự do với EU.
Ngày 2/12/2015, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ ViệtNam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủyThương mại EU đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp địnhThương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA). Trong thờigian tới, hai bên sẽ khẩn trương rà soát pháp lý và tiến hành các thủ tục phêchuẩn Hiệp định.
Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉđược công bố sau khi được các bên tham gia đàm phán hoàn tất thủ tục rà soátpháp lý. Đối với Hiệp định EVFTA, mặc dù chưa hoàn tất rà soát pháp lý nhưngtrước nhu cầu tìm hiểu thông tin rất lớn của người dân và doanh nghiệp, ViệtNam và EU đã quyết định công bố toàn văn Hiệp định trên.
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng rất cao và đảm bảocân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch vềtrình độ phát triển. Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa,Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh antoàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thươngmại (TBT), Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanhnghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Phát triển bền vững, Hợptác và xây dựng năng lực, Pháp lý-thể chế. Hiệp định cũng bao gồm cách tiếp cậnmới, tiến bộ hơn về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư.
Với mức độ cam kết đã đạt được, dự kiến Hiệp định EVFTA sẽ đem lạilợi ích cho người dân và doanh nghiệp của hai bên trong nhiều phương diện. Cáclợi ích chính có thể kể đến là: mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu,đặc biệt là những sản phẩm hai bên có thế mạnh; khuyến khích môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng và minhbạch hơn, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư từ hai bên, đặc biệt là nguồn chất lượngcao với công nghệ nguồn của EU vào Việt Nam; các cam kết liên quan đến đầu tư,tự do hoá thương mại dịch vụ, mua sắm củaChính phủ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, v.v…cũng sẽ mở ra cơ hội cho hai bên tiếp cận thị trường của nhau, đảm bảo lợi ích tổng thể, can bằng; đồng thờihỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan,…
Để những lợi ích này sớm được hiện thực hoá, hai bên thống nhấtsẽ nỗ lực hoàn tất quá trình phê chuẩn trong thời gian sớm nhất để Hiệp định cóhiệu lực ngay từ đầu năm 2018.
Hạnh Nguyên