Bình Định ký cam kết với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
24/08/2016

 

Sáng 24/8/2016, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký cam kết giữa UBND tỉnh Bình Định với VCCI về việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Qua đó xác định doanh nghiệp là bộ phận trọng yếu tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội, quyết định đà tăng trưởng của tỉnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển và ngày càng lớn mạnh.

 

Quang cảnh lễ ký cam kết tạo lậpmôi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Phó Thủ tướng Chính phủVương Đình Huệ, Chủ tịch VCCI Vũ TIến Lộc. Về phía tỉnh Bình Định có đồng chíPhan Cao Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở: Kế hoạchvà Đầu tư, Công Thương; Trung tâm Xúc tiến đầu tư Bình Định, Hiệp hội doanh nghiệptrẻ.

Tỉnh Bình Định luôn ghi nhận và đánh giácao sự cống hiến của cộng đồng các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân trong thờigian qua, để đạt được kết quả đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khainhiều giải pháp quyết liệt và nhận được sự hỗ trợ tích cực, trách nhiệm và hiệuquả của phòng Thương mại và Công thương Việt Nam (VCCI).

Dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ,Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, tỉnh Bình Định và VCCI đã ký cam kết tạo lập môi trườngkinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Trungtâm Xúc tiến Đầu tư xin trích toàn văn Bản cam kết như sau:

 

BẢNCAM KẾT

GIỮATỈNH BÌNH ĐỊNH VỚI PHÒNG THƯƠNG MẠI

VÀCÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VỀ VIỆC TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG

KINHDOANH THUẬN LỢI CHO CÁC DOANH NGHIỆP

 

Căncứ Luật số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Tổ chức chính quyền địaphương;

Căncứ Quyết định 123/2003/QĐ-TTg ngày 12/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phêduyệt Điều lệ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

Căncứ Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ,giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia hai năm 2016 -2017, định hướng đến năm 2020;

Căncứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triểndoanh nghiệp đến năm 2020;

Hômnay, ngày 24 tháng 8 năm 2016, tại Tp. Hồ Chí Minh chúng tôi gồm:

1.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Đạidiện: Ông Phan Cao Thắng

Chứcvụ: Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh

Địachỉ: Số 01 Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI)

Đạidiện: Ông Vũ Tiến Lộc

Chứcvụ: Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Địachỉ: Số 9, Đào Duy Anh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Haibên thống nhất ký cam kết tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanhnghiệp, nội dung cụ thể như sau:

I. CAM KẾT CỦA UBND TỈNHTRONG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CẢI THIỆN

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1. Các cam kết cơ bản (theo nhiệmvụ được giao trong Nghị quyết số 35):

-Tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm với cộng đồng doanhnghiệp, báo chí để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanhnghiệp trên địa bàn.

-Thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tinđiện tử của tỉnh, thành phố để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp chodoanh nghiệp.

-Chỉ đạo và chịu trách nhiệm đẩy mạnh triển khai có hiệu quả việc thực hiện Quyếtđịnh số 09/2015/QĐ-TTg ngày23 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế mộtcửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ràsoát, thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ; hướng dẫn, giải quyết thủ tụchành chính cho doanh nghiệp theo nguyên tắc khi cần yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơthì thông báo một lần bằng văn bản cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về toàn bộ cácnội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi bộ hồ sơ. Thông báo phải nêu rõyêu cầu sửa đổi, bổ sung và lý do của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

-Quán triệt cán bộ công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính; chống quanliêu, tham nhũng, sách nhiễu; tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanhnghiệp. Công khai quy trình và cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ, tăng cườngthanh tra công vụ; kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ,gây phiền hà cho doanh nghiệp. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu tráchnhiệm về các vi phạm của công chức, viên chức trong phạm vi quản lý.

-Đôn đốc các cơ quan trực thuộc nghiêm túc thực hiện quy định về đất đai, xây dựng,môi trường, đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan tạothuận lợi cho doanh nghiệp.

-Rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm để Điều chỉnh, bổsung hoặc loại bỏ cho phù hợp với thị trường và quyền kinh doanh của doanh nghiệp.

-Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liênkết ngành, chuỗi giá trị; kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tưnước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế.

-Tiếp tục thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng caohiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, chú trọng hình thành và pháttriển vùng nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biếnnông, lâm, thủy sản.

-Đẩy mạnh bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ,bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả theo cơ chế thị trường,tạo cơ hội cho doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển.

-Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội phát triển.

-Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc cung cấpcác dịch vụ phát triển kinh doanh: Đào tạo, tư vấn, thông tin, thị trường...

-Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá một lần/năm);kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra,kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạmpháp luật rõ ràng.

-Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện không hình sự hóa cácquan hệ kinh tế, dân sự.

2. Các cam kết khác:

2.1.Đơn giản hóa thủ tục hành chính:

-Đơn giản thủ tục hành chính và phấn đấu rút ngắn thời gian Cấp Giấy Chứng nhậnđăng ký đầu tư trong thời gian là 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nướccó thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

-Rút ngắn thời gian Cấp phép xây dựng còn dưới 15 ngày làm việc kể từ ngày cơquan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

-Thời gian thông quan hàng hóa: dưới 10 ngày đối với hàng xuất khẩu; dưới 12ngày đối với hàng nhập khẩu;

-Các chỉ tiêu hoàn thuế, quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế, thờigian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4;

-Thủ tục về thuế: Phấn đấu chỉ tiêu doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 100%và tỷ lệ nộp thuế điện tử tối thiểu đạt 97%.

2.2.Phát triển doanh nghiệp: Phấn đấu đến năm 2020, tăng ít nhất 40% số lượng doanhnghiệp hiện có của tỉnh, khoảng từ 7.500 – 8.000 doanh nghiệp.

2.3.Tăng cường đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp ở các cấp khác nhau (đốivới cấp tỉnh là 1 lần/6 tháng, cấp huyện là 1 lần/3 tháng); tạo thuận lợi để cộngđồng doanh nghiệp có thể tham gia góp ý các văn bản quy định cơ chế, chính sáchphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.4.Tăng cường công khai, minh bạch, cập nhật và hướng dẫn rõ ràng; cam kết niêm yếtcông khai 100% thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh và các quyhoạch của tỉnh, địa phương tại các cơ quan hành chính và trên các website của địaphương, đơn vị.

2.5.Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của chính quyền điện tử; khuyến khích doanhnghiệp thực hiện thủ tục hành chính qua mạng; cắt giảm tối đa thời gian giảiquyết thủ tục hành chính so với quy định.

2.6.Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo bằngnhững giải pháp thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa vànhỏ thông qua các hoạt động cụ thể.

2.7.Các Cam kết trên sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ, phối hợp và giám sát củaPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cửđơn vị đầu mối trực thuộc cơ quan mình để phối hợp, thực hiện cam kết này:

-Về phía Ủy ban nhân dân tỉnh: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu tư tỉnh là cơ quanđầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh và phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổchức triển khai thực hiện.

-Về phía Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Giao Chi nhánh Phòng Thương mạivà Công nghiệp Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng là đơn vị đầu mối trực tiếp hỗ trợ,phối hợp và giám sát triển khai bản cam kết này.

Đơnvị đầu mối của hai bên có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm, đề xuất cácgiải pháp cụ thể và hướng dẫn triển khai thực hiện từng nội dung cam kết gồm thờigian, địa điểm, phân công trách nhiệm, ngân sách hoạt động, chế độ báo cáo, cáckiến nghị đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam.

2.Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ và nội dung thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh/thànhphố được giao tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủvề Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Các nội dung cam kết, thờiđiểm triển khai cụ thể sẽ được căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của tỉnhđể triển khai đảm bảo hiệu quả.

3.Hàng năm lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và lãnh đạo Phòng Thương mạivà Công nghiệp Việt Nam sẽ gặp gỡ trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuấtbổ sung nhằm tăng cường tính hiệu quả của bản cam kết này.

Camkết này có thể được bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế bằng văn bản có chữ ký của đạidiện có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam.

Camkết này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực từ ngày ký./.

 

Lê Anh