Bình Định - Sekong, mối quan hệ không ngừng củng cố và phát triển
11/07/2016

 

Nhận thức rõ tầm quan trọng của quan hệ hai nước, trong những năm qua, thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tăng cường hợp tác toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội giữa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), tỉnh Bình Định - Việt Nam đã sớm chủ động kết nối, thoả thuận và triển khai hợp tác với tỉnh Sekong - CHDCND Lào.

 

Các lĩnh vực ký kết hợp tác giữa hai địa phương bao gồm Nông nghiệp,Công Thương, Giáo dục đào tạo, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Dự án đầu tư,Công tác đối ngoại, Hợp tác khác. Trong đó, tập trung chủ yếu là hỗ trợ các tỉnhbạn trong các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục đào tạo, dự án đầu tư. Kết quả đãđược phía Sekong đánh giá cao, góp phần nâng cao tình đoàn kết hữu nghị và pháttriển kinh tế - xã hội cho nhau. Cụ thể thànhquả hợp tác trong giai đoạn 2011 - 2016 như sau:

Nông nghiệp

BìnhĐịnh hỗ trợ giống vật nuôi 10 con dê (9 cái, 1 đực).

Cử 01bác sỹ Thú ý sang hướng dẫn tập huấn cho cán bộ kỹ thuật tỉnh Salavan về côngtác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Thời gian công tác 01 tháng từngày 25/7/2013 đến ngày 25/8/2013.

Công Thương

NgànhCông Thương hai tỉnh đã ký kết nội dung hợp tác cụ thể và từng bước triển khaithực hiện như tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp của tỉnh đi làm việc và khảo sátthị trường (nhằm tìm địa điểm mở đại lý phân phối hàng hóa, trưng bày giới thiệusản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp Bình Định như các sản phẩm nông sản thựcphẩm, thủy hải sản đã qua chế biến, nước mắm, thủy hải sản đông lạnh, thiết bị,linh kiện điện tử, các sản phẩm thủ công của làng nghề truyền thống...

Ngượclại các doanh nghiệp của tỉnh Sekong cũng tìm hiểu cơ hội đầu tư trong lĩnh vựcsản xuất chăn nuôi gia cầm, thức ăn gia súc, gia cầm), tham gia hội chợ triểnlãm, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và cơ hội giao thương giữa hai địaphương.

Giáo dục và đào tạo

Từnăm học 2012 - 2016, UBND tỉnh Bình Định đã cấp 21 suất học bổng toàn phần tạiTrường Đại học Quy Nhơn, với mức 1.430 USD/sinh viên/năm cho sinh viên của tỉnhSekong. Đa số các sinh viên theo học các ngành Giáo dục chính trị, Tài chínhngân hàng, Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Nông học.

TrườngĐại học Quy Nhơn cũng cấp 02 suất học bổng toàn phần cho năm học 2012 - 2013 và2014 - 2015.

Năm2015 - 2016, Trường Cao đẳng Nghề Quy Nhơn đã đào tạo liên thông từ trung cấpnghề lên cao đẳng nghề cho 02 sinh viên trong thời hạn 1 năm với các ngành nghề:Công nghệ Hàn, Công nghệ Ô tô, Điện công nghiệp,…

Hội Hữunghị Việt Nam - Lào tỉnh Bình Định tích cực hỗ trợ cho các em sinh viên các tỉnhNam Lào nói chung, sinh viên tỉnh Sekong nói riêng trong vấn đề học tập, sinhhoạt tại Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Cao đẳng Nghề Quy Nhơn.

Y tế

Sở Ytế Bình Định đã chủ động dự thảo chương trình hợp tác với ngành Y tế các tỉnhSekong. Tuy nhiên trong thời gian qua về phía tỉnh bạn không trao đổi thông tinthường xuyên.

Từngày 26 - 31/8/2012, Đoàn cán bộ y tế của tỉnh Bình Định gồm 15 thành viên thuộcBệnh viện Đa khoa tỉnh và Công ty Dược Trang thiết bị Y tế Bình Định đã sangkhám bệnh và phát thuốc miễn phí cho gần 1.600 người dân huyện Thà Tèng, tỉnhSekong, với tổng giá trị tiền thuốc cấp miễn phí hơn 300 triệu đồng.

Từngày 09 - 12/4/2015, Đoàn công tác của Sở Y tế Bình Định gồm 13 thành viên doông Lê Quang Hùng - Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc vớiSở Y tế Sekong để trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, nguyên cứukhoa học.

Văn hoá, thể thao và du lịch

Trongnăm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định phối họp với Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch Kon Tum, Quảng Ngãi tổ chức chương trình khảo sát tuyến du lịchqua 8 tỉnh thuộc 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan nhằm giới thiệu tiềm năng dulịch, văn hóa; quảng bá xúc tiến du lịch chung đến với các nhà đầu tư của Lào -Thái Lan.

Việchợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Bình Định - Quảng Ngãi - Kon Tum vớicác tỉnh Nam Lào, Thái Lan hướng đến xây dựng và đưa vào khai thác tuyến du lịchnày theo phương châm “Ba quốc gia, Một điểm đến” tạo ra một thị trường đầy tiềmnăng bao gồm cộng đồng dân cư 3 nước và khách du lịch quốc tế đến với tour du lịchnày, nhằm khai thác có hiệu quả tuyến du lịch qua hành lang kinh tế Đông - Tâyđể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và góp phần tạo điều kiện cho việc pháttriển các loại hình dịch vụ du lịch, mang lại cơ hội kinh doanh cho người dân,lợi ích cho ngành du lịch của các địa phương trên tuyến hành lang, đóng góp hiệuquả vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định đã làm việc với Sở Thông tin, Văn hóa vàDu lịch Sekong, Hiệp hội du lịch Nam Lào và các doanh nghiệp lữ hành của Lào;khảo sát một số điểm du lịch, dịch vụ, tuyến, tour du lịch văn hóa và di sản,du lịch tự nhiên và cộng đồng, để từng bước liên kết du lịch dịch vụ biển, đảovà nghĩ dưỡng của Bình Định; cung cấp ấn phẩm du lịch Bình Định. Qua các hoạt độngtrong chuyến famtrip Bình Định đã giới thiệu được hình ảnh, tiềm năng - cơ hộiđầu tư, phát triển du lịch đến đông đảo doanh nghiệp và nhà đầu tư của Lào, bướcđầu đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp bạn đối với tỉnh nhà.

Năm2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ ký kết phát triển du lịch giữaBình Định với tỉnh Sekong nhằm tạo dựng mối liên kết, hợp tác phát triển du lịchgiữa Sekong và Bình Định trong việc thực hiện chương trình kích cầu du lịch đãký kết giữa các bên (giảm 10% - 20% giá các sản phẩm dịch vụ du lịch). Đồng thời,tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong tuyên truyền, quảng bá về sự kiện do mỗi bên tổchức. Riêng Bình Định cam kết tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng,cơ sở vật chất ngành du lịch đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế; nâng caochất lượng môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách; tạo điềukiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh du lịch tại Bình Định.

Trêncơ sở đó, một số doanh nghiệp lữ hành của tỉnh như Doanh nghiệp lữ hành quốc tếGolden Life, Trung tâm Lữ hành Khách sạn Hải Âu đã thử nghiệm xây dựng một sốchương trình tour đưa khách du lịch sang Lào với số lượng khoảng vài chụckhách/năm.

Dự án đầu tư

Dự ántrồng 8.000 ha cây cao su, cây lấy gỗ và xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao su tạitỉnh Sekong của Công ty Cao su Hữu nghị Lào - Việt (gọi tắt là LVF), liên doanhgiữa Công ty Cổ phần cao su Bidiphar và Công ty CBF Pharma Co., Ltd. Tổng vốn đầutư 20 triệu USD, Bidiphar góp 80%. Đến nay đã trồng được 3.017,53 ha cây caosu. Cuối tháng 8/2012 khánh thành nhà máy chế biến mủ cao su, tổng vốn thực hiệnkhoảng 12 triệu USD.

Dự ántrồng 10.000 ha cây cao su, cây lấy gỗ và xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao su tạitỉnh Sekong của Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Bình Định (gọi tắt là Bidina)với tổng vốn đầu tư 19,3 triệu USD. Tính đến nay, Công ty đã trồng 2.466,2 hacây cao su, đang sinh trưởng và phát triển tốt. Từ năm 2012, Công ty không trồngmới mà chủ yếu chăm sóc diện tích cây cao su đã trồng. Tuy nhiên, tình hình hoạtđộng đầu tư hiện nay của Bidina là rất khó khăn do giá cao su giảm sâu, nếu tổchức khai thác thì doanh thu từ bán mủ không đủ bù chi phí.

Công tác đối ngoại

Làm đầumối liên hệ, trao đổi thông tin giữa hai tỉnh Bình Định và Sekong.

Phốihợp tổ chức lễ Quốc khánh và Tết cổ truyền Bunpimay cho các lưu học sinh Làođang học tại Trường Đại học Quy Nhơn và Trường Cao đẳng Nghề Quy Nhơn.

Thamgia tháp tùng lãnh đạo tỉnh, cùng với Đoàn công tác của các Sở ngành của tỉnhsang thăm và làm việc với các đối tác tại tỉnh Sekong.

Phốihợp thực hiện các nghi thức lễ tân đối ngoại trong các hoạt động đón tiếp, đưatiễn các Đoàn công tác của Sekong sang thăm, giao lưu và làm việc tại tỉnh. 

Phốihợp tham mưu cấp học bổng cho tỉnh Sekong, phối hợp với Trường Đại học Quy Nhơnđón tiếp các Đoàn của tỉnh Sekong đưa học sinh sang nhập học cũng như hỗ trợcác thủ tục liên quan để các em lưu học sinh tỉnh Sekong đến sinh sống và học tậptại Trường Đại học Quy Nhơn.

Trênđây là những kết quả đạt được trong thời gian qua giữa hai tỉnh; Tiếp theo nhữngthành công đó, trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Sekong ngày 12/7/2016,lãnh đạo hai tỉnh sẽ tiếp tục kí kết Biên bản ghi nhớ hợp tác cho giai đoạn tiếptheo 2016 – 2021.

Tuấn Linh